Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thử Nghiệm Sử Dụng Ovaprim Để Kích Thích Sinh Sản Nhân Tạo Cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) (Trang 26)

Các số liệu thu thập sẽ đƣợc phân tích giá trị trung bình, lớn nhất (max), nhỏ nhất (min), phần trăm (%), so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức sử dụng phần mềm Excel.

CHƢƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo

Trong nghề cá, ngƣời ta thƣờng dùng 3 loại GnRH; trong đó có 2 loại mGnRH (hay GnRH của động vật có vú) là LH-RHa và Buserelin, loại thứ 3 là sGnRHa (chất tƣơng tự GnRH cá Hồi) có ái lực thụ thể cao nhất nên mạnh nhất trong 3 loại (Nguyễn Tƣờng Anh, 1999).

Ovaprim là hỗn hợp của hai hoạt chất có thành phần là sGnRH và Domperidon, 1ml Ovaprim chứa 20µg sGnRHa và 10mg Domperidon. Ovaprim là sản phẩm ứng dụng của phƣơng pháp Linpe, phƣơng pháp này do Lin và Peter khám phá ra. Phƣơng pháp này là dựa trên cơ chế kích thích sự phóng kích thích tố GnRH và cơ chế ức chế sự tiết Dopamin (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

Thí nghiệm sử dụng Ovaprim để kích thích sinh sản nhân tạo cá tra, thí nghiệm đƣợc thực hiện với các nồng độ lần lƣợt là 0,5, 0,75 và 1 ml/kg cá cái, mỗi nồng độ tƣơng ứng với 1 nghiệm thức.

4.1.1. Đƣờng kính trứng

Bảng 4.1: Đƣờng kính trứng cá Tra qua các lần tiêm kích thích tố Các liều tiêm Đƣờng kính trứng (mm) NT I NT II NT III Trƣớc khi tiêm 0,92 0,95 0,94 Liều dẫn 1 0,95 0,98 0,96 Liều dẫn 2 1,01 1,02 1,01 Sơ bộ 1,03 1,03 1,02 Quyết định 1,05 1,05 1,04 Trứng vuốt 1,07 1,06 1,07

Đã sử dụng phép tiêm nhiều lần. Phép tiêm này nhằm thúc đẩy mức độ thành thục của buồng trứng cá cái thêm một bƣớc và làm tăng mức độ nhạy cảm của buồng trứng đối với tác dụng của chất kích thích sinh sản tiến tới chín và rụng trứng, kết quả sử dụng kích thích tố đƣợc ghi nhận qua mỗi lần tiêm đƣờng kính tế bào trứng đều tăng lên. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc thể hiện qua bảng 4.1 cho thấy sau mỗi lần tiêm chất kích thích Ovaprim đƣờng kính tế bào trứng tăng dần, đạt giá trị nhỏ nhất là 0,92 mm và đạt giá trị cực đại là 1,07 mm.

Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), đặc điểm trứng thành thục của cá tra thì có đƣờng kính trứng 0,9 – 1,1 mm. Nhƣ vậy đƣờng kính trứng cá tra qua nghiên cứu nằm trong khoảng thích hợp để kích thích sinh sản.

4.1.2. Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản nhân tạo cá tra sử dụng kích thích tố Ovaprim tố Ovaprim

Bảng 4.2: Kết quả kích thích sinh sản cá tra bằng Ovaprim với các nồng độ khác nhau

Chỉ tiêu theo dõi NT I NT II NT III

Số lƣợng (con) 3 3 3 TL cá đẻ (%) 100 66,66 100 Khối lƣợng trứng thu đƣợc (g) 310 120 200 SSS thực tế (trứng/kg) 25.571 11.428 19.564 Tỷ lệ thụ tinh (%) 43,2 3 12,9 Tỷ lệ nở (%) 54,5 38,8 63,4

Kết quả trình bày trong bảng 4.2 cho thấy: Ovaprim có tác dụng gây chín và rụng trứng trên cá tra với nồng độ từ 0,5 – 1 ml/kg, sau 4 lần tiêm. Tỷ lệ cá đẻ ở nghiệm thức II thấp nhất (66,66%), tỷ lệ cá đẻ ở hai nghiệm thức I và III tƣơng đƣơng nhau (100%). Bên cạnh đó thì khối lƣợng trứng thu đƣợc ở nghiệm thức II (120g) cũng lại thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại, điều này có thể lý giải đƣợc là do tỷ lệ cá đẻ ở nghiệm thức 2 chỉ đạt 66,66%. Khối lƣợng trứng thu ở 3 nghiệm thức quá thấp (120 – 310g), nguyên nhân là trong khi vuốt thì trứng có hiện tƣợng bị ra cụt bộ và ra rất ít, ngoài ra cũng có thể do trong quá tiêm kết hợp với thâm trứng làm cho ống dẫn trứng bị tắc và nghẹt do đó dẫn đến số lƣợng trứng vuốt ra đƣợc rất ít trong từng nghiệm thức. Trong thí nghiệm nghiên cứu khi xử lý số liệu cho thấy, thời gian hiệu ứng thuốc ngắn khi nồng độ thuốc sử dụng thấp, ở nghiệm thức I với nồng độ Ovaprim 0,5 ml/kg cá cái thời gian hiệu ứng ngắn nhất 6h10 phút, ở nghiệm thức II với nồng độ Ovaprim 0,75 ml/kg cá cái thì thời gian hiệu ứng thuốc là 7h30 phút và nghiệm thức III với nồng độ Ovaprim 1 ml/kg cá cái có thời gian hiệu ứng thuốc dài nhất so với 2 nghiệm thức trên là 13h.

Kết quả ghi nhận về sức sinh sản thực tế đƣợc thể hiện qua hình 4.3:

19.564 11.428 25.571 0 5 10 15 20 25 30 NT I NT II NT III Nghiệm thức Trứng/kg

Hình 4.3: SSS thực tế của cá tra khi tiêm Ovaprim ở 3 nồng độ khác nhau (0,5, 0,75 và 1 ml/kg cá cái)

Kết quả ở hình 4.3 cho thấy, sức sinh sản thực tế của cá tra ở nghiệm thức I là 25.571 (trứng/kg), nghiệm thức II 11.428 (trứng/kg) và nghiệm thức III 19.564 (trứng/kg). Trong đó ở nghiệm thức I thì sức sinh sản thực tế của cá tra là cao nhất khi so với 2 nghiệm thức còn lại. Nguyên nhân mà sức sinh sản thực tế của nghiệm thức II thấp hơn nghiệm thức I và III là do tỷ lệ cá tra đẻ ở nghiệm thức II chỉ có 66,66% trong khi đó tỷ lệ đẻ ở nghiệm thức I và III là 100%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sức sinh sản thực tế của cá tra quá thấp so với nhiều tài liệu nghiên cứu về sản xuất giống cá tra trƣớc đây nhƣ (Theo Phạm Minh Thành – Nguyễn Văn Kiểm (2008), về sức sinh sản của cá tra 200.000 – 250.000 trứng/kg). Nguyên nhân có thể do đợt cá cho sinh sản lần này chƣa thành thục tốt, thời gian cho sinh sản là đầu vụ, do số lƣợng trứng vuốt ra đƣợc rất ít và số lƣợng trong buồng trứng còn quá nhiều. Từ những lý do trên dẫn đến sức sinh sản thực tế của cá tra thấp.

Kết quả nghiên cứu (Marc Legendre, Jacques Slembrouck, Jojo Subadgja và Anang Hari Kristanto, 2000). Sử dụng Ovaprim cho sinh sản nhân tạo cá tra (pangasius hypophthalmus) đạt 86% tỷ lệ rụng trứng, thời gian hiệu ứng thuốc từ 5 – 11 giờ ở nhiệt độ 28 – 29oC, sức sinh sản thực tế đạt 167.000 trứng/kg và tỷ lệ nở 69%.

Theo kết quả nghiên cứu của (Đỗ Minh Tri, 2008) đã sử dụng Ovaprim với nồng độ từ 0,4 – 0,6 ml/kg cá hú cái. Kết ghi nhận đƣợc về tỷ lệ cá đẻ đạt 100%, sức sinh sản thực tế 48.928 – 56.838 trứng/kg, thời gian hiệu ứng thuốc 9 – 10 giờ, tỷ lệ thụ tinh 77,16 – 84,44% và tỷ lệ nở 74,17 – 76,94%.

Hai kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng, Ovaprim là một chất kích thích có khả năng gây chín và rụng trứng ở số loài cá thuộc giống Pangasius. Và trong nghiên cứu này cũng thể hiện đƣợc chất kích thích Ovaprim có tác dụng gây chín và rụng trứng trên cá tra. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc về các chỉ tiêu sinh sản thấp hơn nhiều so với 2 kết quả trên. Trong nghiên cứu này cũng nói lên đƣợc ý nghĩa của việc sử dụng chất kích thích Ovaprim để kích thích sinh sản nhân tạo cá tra. Đây cũng là kết quả bƣớc đầu của việc thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá tra bằng kích thích tố Ovaprim.

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ thụ tinh đƣợc thể hiện qua hình 4.4: 12,9 3 43,2 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 I II III Nghiệm thức %

Hình 4.4: Tỷ lệ thụ tinh của cá tra ở 3 nghiệm thức

Qua hình 4.4 có thể thấy tỷ lệ thụ tinh của trứng cá tra có sự khác biệt giữa các nồng độ kích thích tố. Nghiệm thức I (0,5 ml/kg) có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (43,2%), tỷ lệ thụ tinh của nghiệm thức II là thấp nhất (3%) và nghiệm thức còn lại (12,9%). Trong quá trình nghiên cứu thu đƣợc kết quả thụ tinh thấp. Điều này có thể do trong quá trình vuốt trứng chảy thành từng cụt và ra rất ít đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng trứng. Ngoài ra do trong vuốt có một số trứng đã rụng trƣớc khi vuốt ra. Điều đó làm chất lƣợng trứng không tốt nên dẫn đến tỷ lệ thụ tinh thấp. Kết quả về tỷ lệ thụ tinh cho thấy khi tiêm Ovaprim cho cá tra ở nồng độ 0,5 ml/kg cá cái thì cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất. Tỷ lệ thụ tinh trong 3 nghiệm thức trên (3 – 43,2%), kết quả nghiên cứu này thấp hơn khi so sánh với kết quả nghiên cứu của (Cheah và Yeo, 1994) sử dụng Ovaprim trên Clarias batrachus với tỷ lệ thụ tinh (22,4 – 47,3%) và với kết quả của (M.S.H Cheah và C.L.Lee, 1999) dùng Ovaprim trên cá da trơn đuôi lƣơn (Neosilurus ater) có tỷ lệ thụ tinh (77,5 – 89,9%) thì kết quả nghiên cứu trên thấp hơn khi so với 2 kết quả vừa nêu.

Kết quả tỷ lệ nở đƣợc trình bày trong hình 4.5: 54,5 38,8 63,4 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 I II III Nghiệm thức %

Hình 4.5: Tỷ lệ nở của cá tra ở 3 nghiệm thức

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong (hình 4.5) cho thấy ở nghiệm thức III với nồng độ Ovaprim là 1 ml/kg cá cái thì có tỷ lệ nở cao nhất 63,4%, nghiệm thức I với nồng độ Ovaprim 0,5 ml/kg cá cái có tỷ lệ nở đạt 54,5% và nghiệm thức còn lại có tỷ lệ nở thấp nhất 38,8%. Tuy điều kiện môi trƣờng ấp trứng nằm trong khoảng thích hợp để phôi phát triển bình thƣờng nhƣng tỷ lệ nở của trứng cá tra cũng không cao.

Tỷ lệ nở trong nghiên cứu đạt (38,8 – 63,4%), kết quả này cao hơn so với

Clarias batrachus tỷ lệ nở từ (17,1 – 26,9%, Cheah và Yeo,1994). Nhƣng so sánh với kết quả của (M.S.H Cheah và C.L. Lee, 1999) về sử dụng Ovaprim kích thích sinh sản nhân tạo cá da trơn đuôi lƣơn (Neosilurus ater) với tỷ lệ nở (75,6 – 82%) thì kết quả nghiên cứu trên lại thấp hơn.

Với nhiệt độ 27 – 29oC, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm liều quyết định từ 6h10 – 13h thì trứng sẽ chín và rụng. Khi trứng chín và rụng hoàn toàn thì tiến hành vuốt.

Hình 4.6: Vuốt trứng cá Tra

Hình 4.7: Vắt tinh cá Tra

Sau khi vuốt trứng ta tiến hành vuốt tinh, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thì tinh của cá đực vuốt không ra nên mổ lấy buồng tinh, vắt trực tiếp vô trứng và dùng lông gà để quậy đều để trứng đƣợc tiếp xúc hết với tinh dịch. Sau đó tiến hành trộn trứng với dung dịch muối urea (3g urea + 4g muối NaCl)/lít nƣớc đã chuẩn bị trƣớc, tiếp tục dùng lông gà khuấy đều trứng trong thời gian khoảng 5 – 10 phút rồi chắt bỏ phần dung dịch (lặp lại 2 – 3 lần). Kết thúc quá trình khử dính bằng dung dịch Tanin 1‰ trong thời gian 5 – 10 giây rồi chắt

bỏ dịch, sau đó rửa bằng nƣớc thƣờng. Khi trứng đã đƣợc khử dính hoàn toàn ta đƣa trứng vào hệ thống bình Jar và khay để ấp.

Hình 4.8: Khử dính bằng dd muối urea

4.2.2. Quá trình ấp trứng

Sau khi đƣa vào ấp trong bình Zoug Jar và cũng lấy mẫu trứng đem ấp bố trí thí nghiệm, sau khi khử dính với dung dịch muối urea đƣờng kính trứng sẽ tăng lên do sự trƣơng nƣớc. Sự tăng kích thƣớc sau khi thụ tinh theo nhiều tác giả nghiên cứu là có lợi vì đã mỡ rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cƣờng sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi.

Trong quá trình ấp trứng các yếu tố: nhiệt độ, Oxy hòa tang, pH có ảnh hƣởng đến sự phát triển phôi của trứng cá tra.

Bảng 4.3: Điều kiện môi trƣờng ấp trứng

Chỉ tiêu Sáng Chiều

Nhiệt độ (o

C) 27 29

Oxy (ppm) 4 4

pH 7 7,5

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2008). Ở nhiệt độ 28 – 29o C thì thời gian nở của trứng cá tra từ 26 – 28 giờ. Bên cạnh đó, ở nhiệt độ là 30oC thì trứng cá tra nở trong vòng 22 giờ (Phạm Văn Khánh, 1996).

Trong quá trình quan sát phôi thì sau 21h10 đến 23h30 thì phôi bắt đầu nở. Thời gian nở của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lƣợng Oxy hòa tang. Khi nhiệt độ tăng, thời gian nở của phôi rút ngắn và nhiệt độ giảm thì thời gian

Hình 4.10: Hệ thống ấp trứng bằng bình Zoug Jar

Hình 4.11: Ấp trứng bố trí thí nghiệm

nờ của phôi sẽ kéo dài hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Khi nhiệt độ thấp hơn 24oC thì trứng cá tra khó nở và nếu nhiệt độ cao quá 32oC, trứng bị hỏng hoàn toàn (Nguyễn Chung, 2008).

Hàm lƣợng Oxy hòa tan trong nƣớc 4 ppm và pH từ 7 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của phôi. Tuy nhiên, nếu hàm lƣợng Oxy trong nƣớc thấp hơn 2ppm thì phôi sẽ chết ngạt (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

Bảng 4.4: Thời gian và các giai đoạn phát triển phôi cá tra ở điều kiện nhiệt độ 27 – 29oC

Hình Thời gian Hình dạng phôi

4.12.1 00:00 phút Trứng thụ tinh 4.12.2 00:22 phút Hình thành đĩa mầm 4.12.3 00:39 phút 2 tế bào 4.12.4 00:45 phút 4 tế bào 4.12.5 00:53phút 8 tế bào 4.12.6 01:05 phút 16 tế bào 4.12.7 01:30 phút 32 tế bào 4.12.8 01:55 phút Nhiều tế bào

4.12.9 02: 42 phút Phôi nang cao

4.12.10 03:30 phút Phôi nang thấp

4.12.11 04:10 phút Đầu phôi vị

4.12.12 05:35 phút Giữa phôi vị

4.12.13 07:20 phút Cuối phôi vị

4.12.14 09:25 phút Bắt đầu phân chia đốt sống 4.12.15 11:05 phút Hình thành đốt sống rõ rệt 4.12.16 15: 10 phút Xuất hiện điểm mắt và tim đập

4.12.17 17:18 phút Phôi cử động

4.12.18 20:33 phút Cá cử động mạnh và đuôi tách khỏi võ trứng

Hình 4.12.1 Hình 4.12.2 Hình 4.12.3

Hình 4.12.4 Hình 4.12.5 Hình 4.12.6

Hình 4.12.7 Hình 4.12.8 Hình 4.12.9

Hình 4.12.1 – 4.12.19: Quá trình phát triển phôi cá tra ở nhiệt độ 27 – 29oC.

Hình 4.12.13 Hình 4.12.14 Hình 4.12.15

Hình 4.12.16 Hình 4.12.17 Hình 4.12.18

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, có thể rút ra đƣợc một số kết luận:

- Thời gian hiệu ứng thuốc của cá tra 6h10 – 13h. Trong đó nghiệm thức I có thời gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất (6h10 phút).

- Sức sinh sản thực tế của cá tra ở 3 nghiệm thức dao động 11.428 - 25.571 (trứng/ kg). Trong đó nghiệm thức I với nồng độ Ovaprim là 0,5 ml/kg cá cái thì có sức sinh sản đạt cao nhất (25.571 trứng/kg).

- Tỷ lệ thụ tinh của 3 nồng độ trên từ 3 – 43,2%, trong đó nghiệm thức I với nồng độ là 0,5 ml/kg cá cái có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (43,2%) và tỷ lệ nở đạt 54,5%.

5.2. Đề xuất

- Cần có thêm cá bố mẹ để tiến hành nghiên cứu.

- Tiếp tục nghiên cứu thêm về việc sử dụng kích thích tố Ovaprim trong sinh sản nhân tạo cá tra nói riêng và một số loài cá khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Thủy sản – Trung tâm khuyến khƣ quốc gia, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm một số đối tƣợng Thủy sản nƣớc ngọt. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 204 trang.

Bộ Thủy sản, 2007. Báo cáo tổng kết năm 2006 và phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới.

Cacot, P. 1999. Etude du cycle sexuel et maitrise la reproduction de Pangasius bocourti (Sauvage, 1880) et Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878) dans delta due Mekong au Viet-Nam PhD Thesis.

Dƣơng Nhựt Long, 2003. Kỹ thuật nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Khoa Thủy Sản. Trƣờng ĐHCT. 191 trang.

Dƣơng Thúy Yên, Lê Xuân Sinh và Nguyễn Văn Triều, 2006. Khảo sát tình hình sản xuất giống cá da trơn, giống Pangasius ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Khoa Thủy sản. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Đỗ Minh Tri, 2008. Thử nghiệm sản xuất giống cá Hú (Pangasius conchophilus). Luận văn TNCH. Khoa Thủy sản – ĐHCT.

Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra, cá basa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB Nông Nghiệp Hà Nội

Lê Sơn Trang, Nguyễn Văn Triều, Philippe Cacot, Dƣơng Nhựt Long, 1999. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Hú (P. conchophilus) và cá Tra bần ((P. kunyit). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1999. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và kỹ thuật. 351 trang.

Một phần của tài liệu Thử Nghiệm Sử Dụng Ovaprim Để Kích Thích Sinh Sản Nhân Tạo Cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)