KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá rủi ro động đất khu vực đô thị thành phố hà nội tt (Trang 26 - 28)

1. Kết luận

Từ các kết quả của luận án này, NCS rút ra một số kết luận sau:

1) Luận án đã hoàn thiện ở mức cao nhất công cụ đánh giá rủi ro động đất, trên cơ sở kết hợp những ưu điểm của các phương pháp luận đang được sử dụng rộng rãi trên Thế giới như HAZUS-MH và OpenQuake, kết hợp với những đổi mới phù hợp với điều kiện áp dụng ở Việt Nam trên môi trường GIS.

2) Kết quả đánh giá khả năng rung động nền nhận được dựa trên cơ sở dữ liệu cập nhật, áp dụng những tiến bộ mới về phương pháp luận và công cụ tính toán. Kết quả đánh giá rung động nền phản ánh dưới dạng bản đồ SA khu vực thành phố Hà Nội, đây là kết quả mới, có giá trị khoa học và thực tiễn. Giá trị SA tại chu kỳ ngắn 0.3 giây toàn thành phố Hà Nội nằm trong khoảng giá trị 0.09- 0.14 g, 0.12-0.20 g, 0.16-0.32 g và 0.23-0.48 g, ứng với các chu kỳ lặp lại lần lượt bằng 475, 975, 2475 và 9975 năm. Trong khi đó, giá trị SA chu kỳ rung động 1.0 giây nằm toàn thành phố Hà Nội trong khoảng 0.03-0.05 g, 0.04-0.06 g, 0.05- 0.08 g và 0.07-0.12 g ứng với các chu kỳ lặp lại lần lượt bằng 475, 975, 2475 và 9975 năm.

3) Hiệu chỉnh giá trị khuếch đại rung động nền cho khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Thanh Xuân được thực hiện theo hai cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:

- Hiệu chỉnh trực tiếp giá trị khuếch đại nền theo sơ đồ phân bố Vs30 được áp dụng cho trường hợp PSHA. Cụ thể, giá trị SA 0.3 giây và SA 1.0 giây ứng với chu kỳ lặp lại 475 năm được hiệu chỉnh khuếch đại nền trực tiếp theo sơ đồ Vs30 nhằm phục vụ việc đánh giá xác suất rủi ro động đất tại khu vực năm quận nội thành Hà Nội.

- Hiệu chỉnh gián tiếp được tiến hành áp dụng đối với trường hợp DSHA ứng với kịch bản động đất trên đới đứt gãy Sông Hồng. Các giá trị gia tốc phổ nền ứng với chu kỳ ngắn SA 0.3 giây và SA 1.0 giây cũng được thành lập từ bản đồ rung động nền PGA và được hiệu chỉnh theo sơ đồ phân loại nền Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9386:2012.

4) Các kết quả ước lượng thiệt hại về nhà cửa và người tại năm quận đông dân nhất của thành phố Hà Nội được tiến hành đánh giá một cách toàn diện theo hai cách tiếp cận được áp dụng phổ biến trên thế giới là xác suất và tất định đưa ra một bức tranh hiện thực về hiểm họa động đất đối với cộng đồng đô thị. Kết quả đánh giá rủi ro động đất tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Thanh Xuân được xác định tại bốn mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng và hoàn toàn.

- Các kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa tại khu vực năm quận cho thấy xác suất nhà cửa bị phá huỷ nhà cửa trung bình theo các trạng thái nhẹ, trung bình, nặng và hoàn toàn tại 5 quận nội thành là khá tương đồng theo cả hai cách tiếp cận xác suất và tất định. Cụ thể, kết quả đánh giá theo cách tiếp cận xác suất: Mức nhẹ dao động từ 13.96-14.65%; mức trung bình từ 6.22-8.10%, mức nặng 1.28 – 1.9% và mức hoàn toàn 0.07- 0.15%. Trong khi đó, các kết đánh giá thiệt hại nhà cửa theo cách tiếp cận tất định ứng với kịch bản động đất Sông Hồng cho thấy giá trị thiệt hại lớn hơn so với phương pháp xác suất. Các giá trị mức nhẹ

dao động từ 20.0-23.4%; mức trung bình từ 13.8-15.2%, mức nặng 3.9 – 4.9% và mức hoàn toàn 0.3- 0.6%.

- Các kết quả đánh giá thiệt hại người theo kịch bản động đất trên đới đứt gãy Sông Hồng cho thấy phân bố thiệt hại về người theo thời gian thể hiện một quy luật chung là số thương vong giảm dần qua các thời điểm từ 02h00 giờ, 14h00 giờ đến 17h00 giờ. Cụ thể, số người bị thiệt hại của 5 quận mức 1 tương ứng với ba thời điểm trên lần lượt là tại thời điểm điểm 5446, 4892 và 3408; mức 2 tương ứng với 1472, 1352 và 960; mức 3 ứng với các giá trị lần lượt là 206, 195, 155; mức 4 ứng với các giá trị 407; 366 và 259.

5) Một số điểm hạn chế của Luận án. Thứ nhất, các kết quả ước lượng thiệt hại nhà cửa và người không được kiểm chứng bởi số liệu thiệt hại thực tế do sử dụng kịch bản động đất cực đại xảy ra trên đứt gãy Sông Hồng. Thứ hai, dữ liệu hiện trạng nhà cửa tại khu vực năm quận được thu thập từ những nghiên cứu trước đây và được xem xét là không thay đổi, tuy nhiên trên thực tế các công trình nhà cửa tại khu vực năm quận liên tục thay đổi. Thứ ba, khu vực 5 quận nghiên cứu là trung tâm của thành phố Hà Nội, lưu lượng người đến làm việc, học tập và du lịch trong ngày là rất lớn và rất khó để thống kê được. Do đó, việc xác định số lượng người tại các thời điểm 2h00, 14h00 và 17h00 tại địa bàn năm quận còn chứa đựng tính bất định cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá rủi ro động đất khu vực đô thị thành phố hà nội tt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)