Số học sinh thích tham gia trò chơi học tập 26/

Một phần của tài liệu skkn tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn khoa học ở lớp 4 (Trang 31 - 33)

- Giáo viên gắn lên bảng các bộ ảnh và các thẻ từ như trên Các nhóm lên bảng

1.Số học sinh thích tham gia trò chơi học tập 26/

1.1. Số học sinh muốn được tham gia, nắm rõ mục đích, cách chơi và tham gia trò chơi học tập có hiệu quả.

21/29 1.2. Số học sinh muốn tham gia, nhưng chưa nắm rõ mục đích

và tham gia với mục đích vui chơi, chưa có hiệu quả cao về việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

5/29

2. Số học sinh chưa có hứng thú tham gia trò chơi, chơi một cách gượng ép. một cách gượng ép.

3/29

* Việc tiếp thu kiến thức :

Mức độ Số học sinh

Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chắc kiến thức, tiếp thu được nhiều và lâu quên.

24/29 Tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa nắm chắc kiến thức,

tiếp thu ít và mau quên.

5/29 Tuy kết quả đạt được chưa cao lắm nhưng đã có sự tiến triển hơn so với đầu năm học. Đa số các em đã có hứng thú tham gia trò chơi và tham gia một cách tích cực, tạo ra nhiều hứng thú cho tiết học, giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn, vui hơn và thoải mái hơn.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHIIII.1. KẾT LUẬN : III.1. KẾT LUẬN :

Sau một quá trình tiến hành thực hiện một số trò chơi học tập trong các tiết học ở môn Khoa học lớp 4, tôi nhận thấy được sự tiến triển về hứng thú học tập của học sinh. Từ đó, bản thân tôi rút ra được một số bài học như sau :

- Cần tìm tòi, học hỏi và thiết kế các trò chơi phù hợp trong môn Khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung, vận dụng thường xuyên trong các tiết học để gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học diễn ra sinh động, thú vị hơn.

- Cần có sự chuẩn bị kĩ càng về cách thức tổ chức trò chơi học tập, các dụng cụ, đồ dùng phục vụ trò chơi và ra kế hoạch cụ thể để tổ chức trò chơi học tập theo đúng trình tự đã vạch sẵn và theo đúng các bước của một trò chơi học tập để nắm được sự chủ động và hạn chế sự lúng túng trong việc tổ chức học tập cho các em. - Cần khuyến khích, động viên các em tham gia một cách tích cực, hòa đồng và có sự khen ngợi kịp thời về sự tiến bộ của các em.

Trò chơi học tập là một phương pháp góp phần thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đây là một phương pháp quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, rèn luyện và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong học tập các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng mà còn tạo cho các em rất nhiều niềm vui, niềm hứng thú trong học tập, để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

III.2. KIẾN NGHI :

Với mục đích là nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trò chơi

học tập trong các tiết dạy môn Khoa học cũng như các môn học khác, tôi xin đưa ra một số đề nghị như sau :

* Giáo viên : Khi tổ chức trò chơi học tập, cần lưu ý những vấn đề sau :

- Phải xác định rõ ràng mục đích của trò chơi học tập, mỗi trò chơi học tập cần có mục đích học tập cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Trò chơi học tập phải được chuẩn bị tốt từ mục đích, yêu cầu giáo dục đến kế hoạch thực hiện và các phương tiện, đồ dùng, sân bãi phục vụ cho trò chơi.

- Tổ chức trò chơi học tập phải thu hút được nhiều học sinh tham gia ; tạo cơ hội để các em tham gia một cách nhiệt tình, tích cực, hào hứng ; giúp các em nắm vững và thực hiện đúng luật và quy định của trò chơi ; khuyến khích các em thể hiện được tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết, sự hợp tác, thân thiện và cùng nhau cố gắng vươn lên.

- Giáo viên cần tổ chức trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm tâm lí, lứa tuổi học sinh đặc biệt là cách thức tổ chức trò chơi phù hợp, phong

phú để tạo động lực cho các em tham gia tích cực, hạn chế được sự thờ ơ, không tham gia vào trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung chú ý các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

* Nhà trường :

- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện phương pháp trò chơi học tập, đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho các trò chơi học tập như : tranh ảnh, tranh câm, thẻ từ …

- Tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp trò chơi học tập để giáo viên có cơ hội tiếp thu nhiều hơn và có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để việc vận dụng phương pháp có hiệu quả hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm về cách tổ chức, thực hiện phương pháp trò chơi học tập trong việc giảng dạy môn Khoa học ở lớp 4 mà tôi đã vận dụng ở lớp đang giảng dạy. Tôi viết ra với mục đích cùng trao đổi với đồng nghiệp, để tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng giám khảo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi xin chân thành cảm ơn.

EaH’leo, ngày 22 tháng 2 năm 2013 Người viết

Một phần của tài liệu skkn tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn khoa học ở lớp 4 (Trang 31 - 33)