Thảo luận kết quả chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá rủi ro động đất khu vực đô thị thành phố hà nội tt (Trang 25 - 26)

Các kết quả đánh giá rủi ro động đất trong khuôn khổ luận án này có những ưu điểm sau đây:

Thứ nhất, các kết quả đánh giá rung động nền và hiệu chỉnh rung động nền được thực hiện trên cơ sở những tiến bộ mới về phương pháp luận đánh giá độ nguy hiểm động đất trên thế giới, dữ liệu động đất được cập nhật đến năm 2019 và công cụ tính toán được cập nhật. Các kết quả trên được sử dụng trực tiếp đánh giá rủi ro động đất trong luận án này.

Thứ hai, phương pháp luận đánh giá rủi ro động đất trên thế giới cũng có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Cụ thể, sau hàng loạt các trận động đất lớn như động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008, động đất Haiti 2010, động đất Katmandu, Nê-pan năm 2015... xảy ra trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây đã cung cấp các số liệu thực tế về mức độ thiệt hại do động đất gây ra đối với đối nhà cửa và người. Do đó, các mô hình đánh giá thiệt hại nhà cửa và người cũng được cập nhật và kiểm nghiệm phù hợp với thực tế hơn, những cập nhật này được phản ánh trong phương pháp luận HAZUS-MH và OpenQuake. Trong khuôn khổ luận án này đã cập nhật những tiến bộ về phương pháp luận trên vào công cụ đánh giá rủi ro động đất ArcRisk.

Thứ ba, áp dụng công cụ ArcRisk đã tiến hành đánh giá rủi ro động đất cho khu vực 5 quận trung tâm thành phố Hà Nội, theo hai cách tiếp cận là xác suất và tất định. Trong đó, việc tiến hành đánh giá rủi ro động đất theo phương pháp xác suất lần đầu được áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở sử dụng bản đồ gia tốc phổ nền được hiệu chỉnh khuếch đại nền trực tiếp theo sơ đồ Vs30, ứng với chu kỳ lặp lại 475 năm cho khu vực 5 quận. Các kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa do động đất nhận được cách tiếp cận xác suất cho thấy phản ánh sựtác động của các giá trị rung động nền, phân loại nền đất và kết cấu công trình tới những thiệt hại về nhà cửa. Cụ thể, Xác suất trung bình nhà cửa bị phá huỷ theo các trạng thái nhẹ, trung bình, nặng và hoàn toàn tại 5 quận nội thành là khá tương đồng. Mức nhẹ dao động từ 13.96-14.65%; mức trung bình từ 6.22-8.10%, mức nặng 1.28 –1.9% và mức hoàn toàn 0.07- 0.15%.

Các kết quả đánh giá rủi ro động đất theo phương pháp tất định nhận được trên cơ sở sử dụng các bản đồ gia tốc phổ nền chu kỳ ngắn 0.3 giây và 1.0 giây được hiệu chỉnh gián tiếp theo sơ đồ phân loại nền TCVN 9386:2012 ứng với kịch bản động đất Sông Hồng như đã trình bày trong Chương IV.Trên cơ sở kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa tại khu vực 5 quận nội thành Hà Nội có thể đưa ra một số nhận đinh sau đây. Về mặt không gian, kết quả thiệt hại nhà cửa phản ánh xu thế tác động của rung động nền do kịch bản động đất gây ra, với việc các phường nằm phía Tây của các quận Thanh Xuân và Đống Đa có mức độ thiệt hại lớn hơn, điều này hoàn toàn phù hợp khi kịch bản động đất Sông Hồng Nằm ở phía Tây của 5 quận. Bên cạnh sự ảnh hưởng của rung động nền, các loại kết cấu công trình khác nhau và phân loại nền đất cũng ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại

tại khu vực năm quận. Các giá trị thiệt hại tại 5 quận cụ thể như sau: Mức nhẹ dao động từ 20.0-23.4%; mức trung bình từ 13.8-15.2%, mức nặng 3.9 – 4.9% và mức hoàn toàn 0.3- 0.6%.

Trên cơ sở kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa nhận được từ hai phương pháp có thể đưa ra một số nhận định sau:

- Các kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa do động đất nhận được từ hai cách tiếp cận xác suất và tất định đều cho thấy phản ánh sự tác động của các giá trị rung động nền, phân loại nền đất và kết cấu công trình tới những thiệt hại về nhà cửa.

- Giá trị thiệt hại tại các mức độ (Nhẹ, trung bình, nặng và hoàn toàn) theo cả hai cách tiếp cận xác suất và tất định tại khu vực 5 quận không có sự trên lệch quá lớn, dao động trong khoảng từ 0.08 - 3.4%.

- Kết quả đánh giá thiệt hại nhà cửa theo phương pháp tất định theo kịch bản động đất M = 6.3 trên đới đứt gãy Sông Hồng có giá trị lớn hơn so với phương pháp xác suất. Điều này hoàn toàn phù hợp do kịch bản động đất Sông Hồng gây ra rung động nền lớn hơn, cụ thể giá trị cực đại SA 0.3 giây là 2.56 g, trong khi giá trị cực đại SA 0.3 giây ứng với chu kỳ lại 475 năm là 0.178g.

Thứ tư, dữ liệu dân số phục vụ trong đánh giá ước lượng thiệt hại người được sử dụng trong nghiên cứu này được cập nhật năm 2019 theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê. Việc xác định số người có mặt trong các khối nhà tại thời điểm 02h00, 14h00 và 17h00 được thực hiện trên cơ sở phân tích số dữ liệu không gian và lập trình tính toán tự động bằng công nghệ GIS. Đây là một trong những điểm cập nhật quan trọng trong mô hình đánh giá và ước lượng thiệt hại người do động đất gây ra.

- Kết quả đánh giá thiệt hại người nhận được theo kịch bản động đất Sông Hồng phản ánh một quy luật chung cho cả bốn mức độ thương vong, đó là số thương vong giảm dần qua các thời điểm từ 02h00 giờ, 14h00 giờđến 17h00 giờ.

- Số lượng người thiệt hại tại các thời điểm từ 02h00 giờ, 14h00 giờ đến 17h00 giờ có một quy luật chung là giảm dần theo các mức độ thương vong từ mức 1, mức 2, mức 4 và mức 3. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với phương pháp luận HAZUS-MH và kết quả công bố nghiên cứu của tác giả Jong-Hwa Park, với việc áp dụng phương pháp luận HAZUS-MH cho khu vực Ulsan, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá rủi ro động đất khu vực đô thị thành phố hà nội tt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)