3.2.2.1 Thành phần bài thuốc [6]
Bài thuốc là sự kết hợp của các vị thuốc Phá cố chỉ với các vị thuốc phổ biến trong dân gian đó là : Nhục đậu khấu; Ngũ vị tử; Ngô thù du; Can khương; Đại táo
Bảng 1: Thành phần bài thuốc
STT Vị thuốc Hình ảnh vị thuốc Hàm lượng
1 Phá cố chỉ ( Fructus Psoraleae corylifoliae ) Họ Fabaceae 160g 2 Nhục đậu khấu (sao) (Semen Myristicae) Họ Myristicaceae 80 g 3 Ngũ vị tử (Fructus schisandrae) Họ Schisandraceae 80 g 4 Ngô thù du (Fructus evodiae rutaecarpae) Họ Rutaceae 40 g
18 5 Sinh khương (Rhizoma zingiberis) Họ Zingiberaceae 320 g 6
Đại táo (Fructus ziziphi jujubae) Họ Rhamnaceae
240g
3.2.2.2 Phân tích từng vị thuốc [1],[6]
Bảng 2: Đặc điểm từng vị thuốc trong bài Vị thuốc Nhóm thuốc Tính vị-qui
kinh
Công năng-chủ trị
Phá cố chỉ
Hoạt huyết Vị cay,tính ấm Qui kinh: can, đởm, tâm bào
Bổ mệnh môn tướng hỏa nạp thận khí, là thuốc cường tráng dùng chữa các chứng ngũ lao, thất thương, cốt tủy thương bại, phụ nữ khí huyết xấu, trụy thai, tỳ thận hư hàn, đái són, lưng gối lạnh đau
Nhục đậu khấu
Tân ôn giải biểu Vị cay, tính ấm Qui kinh: Phế, vị, đại tràng
Ôn tỳ, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực.
Dùng trong trường hợp lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, suy mòn, sốt rét,
19
thấp khớp, đau thần kinh tọa, bệnh phong giai đoạn đầu (Hạt tán bột) Ngũ vị tử Liễm hãn 5 vị ( vị chua là chính), tính ấm Qui kinh: phế, thận, tâm, can, tỳ
Liễm phế, chỉ ho, sáp tinh, ích thận, thu mồ hôi, sinh tân dịch.
Dùng trị phế hư, ho tức ngực, suyễn, miệng khô khát nước, mỏi mệt, thận hư, liệt dương, di tinh, mồ hôi trộm, tả lỵ lâu ngày, đái dầm
Ngô thù du
Ôn trung Vị cay,đắng tính ôn Qui kinh: Can, thận,
tỳ, vị
dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng, đi ỉa, cước khí đau đầu
Ngô thù du còn dùng trong những trường hợp mình tê đau, lưng chân yếu mềm, cảm lạnh, đau răng, lở ngứa. Sinh khương
Tân ôn giải biểu Vị cay, tính ấm Qui kinh: Phế, tỳ, vị Phát tán phòng hàn: dùng chữa cảm mạo do phong hàn gây ra.
Làm ấm vị, hết nôn lợm dùng khi bị lạnh, bụng đầy chướng,..
Hóa đờm chỉ ho: dùng trong ho do viêm phế quản
Lợi niệu tiêu phù thũng Giải độc khử trùng
20 Đại táo Hành khí giải uất Vị ngọt, tính hơi ôn Qui kinh: Tỳ, vị
Kiện tỳ chỉ tả: dùng khi tỳ hư tiết tả có thể phối hợp với đảng sâm, hoài sơn, bạch linh.
Bổ huyết, chỉ huyết: dùng trong các trường hợp huyết hư, thiếu máu, xuất huyết Dưỡng tâm an thần : dùng trong trường hợp mất ngủ, tâm phiền, tự hãn
3.2.2.3 Phân tích quân- thần- tá- sứ
Bài này chủ yếu trị chứng tiết tả do tỳ thận hư hàn sinh ra chứng tiêu chảy kéo dài vào buổi sáng sớm, lưng đau chân lạnh (do thận dương hư), người mệt mỏi, chán ăn (tỳ dương bất túc) do phép chữa ôn tỳ thận để chỉ tả.
Trong bài thuốc Bổ cốt chi vị cay đắng, tính ấm nóng có tác dụng ôn tỳ thận, bổ mệnh môn hỏa, kiêm tán hàn tà là quân.
Ngô thù du ôn tỳ vị, tán hàn thấp; Nhục đậu khấu ôn noãn tỳ thận, sáp tràng chỉ tả; hai vị phối ngũ với Bổ cốt chi làm cho mệnh môn hoả đầy đủ mà tỳ dương được kiện vận, là thần.
Tá, Sứ là Ngũ vị tử toan liễm, cố sáp; Sinh khương, Đại táo điều bổ tỳ vị, giúp sự vận hóa. Tỳ thận ấm, đại trường bền chặt thì chứng ngũ canh tả hết.