Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Phúc Trạch * Quy hoạch và định hướng sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và phát triển cây bưởi phúc trạch trên địa bàn xã lộc yên, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

* Quy hoạch và định hướng sản xuất

Về tiềm năng, xã Lộc Yên có nhiều tiềm năng về tự nhiên, xã hội để phát triển bưởi Phúc Trạch nhưng hiện nay tiềm năng này vẫn chưa dược khai thác hết. Thậm chi trải qua thời gian dài mất mùa, sâu bệnh phá hoại nên nhiều diện tích trồng bưởi bị thay thế bằng nhiều loại cây khác hoặc bỏ hoang. Để mở rộng diện tích, khai thác tối đa tiềm năng và phát triển sản xuất thì phải:

- Xác định khu vực có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây bưởi Phúc Trạch để đư vào các vùng quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất tổng thể thì hướng dẫn người dân quy hoạch đối với từng thửa đất cụ thể sao cho phù hợp nhất với điều kiện sản xuất, chăm sóc bảo vệ của hộ gia đình.

cây hàng năm không có hiệu quả, khó sản xuất sang trồng thử nghiệm cây bưởi Phúc Trạch. Từ đó nếu hiệu quả thì tiếp tục nhân rộng việc chuyển đổi này trên các vùng đất kém hiệu quả khác.

- Tuyên truyền, vận động người dân cải tạo vườn tạp, chặt bỏ các loại cây có giá trị thấp để thay thế bằng cây bưởi có giá trị kinh tế cao hơn.

- Chính quyền tăng cường học tập kinh nghiệm sản xuất cho giá trị, sản lượng cao để phổ biến kinh nghiệm cho người sản xuất. Phối hợp, mời các chuyên gia, những người am hiểu kỹ thuật, co kinh nghiệm về tập huấn, giảng dạy cho người nông dân.

* Giải pháp về kỹ thuật

Kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất. Đây là yếu tố quyết định về năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với cây bưởi, muốn có năng suất cao, chất lượng tốt thì phải chú ý từng khâu từ chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc, cho đến thụ phấn và bao quả… Điểm tích cực là hiện nay người dân hầu như đều có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây bưởi. Tuy nhiên hiện nay việc thụ phấn bổ sung và bao quả đang cho thấy một cách làm đột phá so với thời kỳ trước, mang lại hiệu quả rất lớn. Kỹ thuật sản xuất đòi hỏi sự tập trung của người dân và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền

Đối với chính quyền các cấp:

- Cử cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân. Chuyển giao kỹ thuật theo định kỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

- Cử cán bộ bám sát người dân để hướng dẫn và giúp đỡ kịp thời trong việc xử lý sâu bệnh hại, chăm sóc và bảo vệ cây tốt hơn

Đối với hộ nông dân:

- Cần tích cực thực hiện các biện pháp đúng kỹ thuật: chọn giống phù hợp, chất lượng giống tốt, bón phân đúng liều lượng đúng thời điểm, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, cung cấp nước đầy đủ thường xuyên cho cây.

- Tích cực thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung cho bưởi để nâng cao tỷ lệ quả đậu. Thực hiện bao quả để tránh sâu hại và ánh nắng chiếu trực tiếp làm hỏng quả.

- Tích cực tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật do các cơ quan, đơn vị tổ chức.

* Giải pháp về vốn

Bưởi là cây ăn quả dài ngày, Thời kỳ kiến thiết kéo dài từ 4 đến 5 năm. Do đó thời gian thu hồi vốn và cho lợi nhuận chậm. Thông thường những hộ có kinh tế ổn định mới có vốn để đầu tư cho cây bưởi đảm bảo quy trình kỹ thuật, đa số các hộ gia đình đều đầu tư bằng các nguồn lực có sẵn nên hiệu quả mang lại không cao. Bên cạnh đó, năng suất và giá bán bưởi trong thời gian qua còn có sự bấp bênh, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người dân. Do đó cần có chính sách về vốn linh hoạt, tạo điều kiện tốt chơn cho người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Để đẩy mạnh mở rộng và phát triển bưởi Phúc Trạch cần thực hiện một số biện pháp về vốn như:

- Tích cực tiếp cận các dự án hỗ trợ từ cấp trên (tỉnh, huyện) để tạo điều kiện cho người dân hưởng hỗ trợ một cách kịp thời, có hiệu quả.

- Phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp.

- Người nông dân sử dụng giống, phân bón và nguồn lực sẵn có một cách có trọng tâm, hướng tới chất lượng.

- Người dân không đầu tư trồng bưởi dàn trải mà trước mắt tập trung vào sản xuất trên diện tích nhỏ, sau đó mở rộng sản xuất một cách từ từ.

- Bên cạnh đầu tư cho cây bưởi cần tranh thủ sản xuất các loại cây ngắn ngày khác để mang lại thu nhập trước mắt theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.

* Giải pháp về thị trường

Bưởi Phúc Trạch là một sản phẩm quả đặc trưng riêng của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã được cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN Việt Nam cấp “ giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa “ số 57021 theo quyết định số A6212/QĐ-ĐK ngày 9/9/2004. Từ đó bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu riêng nhưng thị trường tiêu thụ của sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, lượng bưởi thu mua còn ít. Trong khi đó đầu ra cho sản phảm là mối quan tâm hàng đầu của các hộ dân. Nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại và tiền đề cho tái sản xuất diễn ra. Qua điều tra thực tế hầu hết các hộ trồng bưởi đều bán sản phẩm tại nhà và bán cho người thu gom, theo hình thức “bán quạ”. Việc mua bán diễn ra tự do, không có hộ nào bán theo hình thức kí kết hợp đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm bán ra có nguy cơ bị ép giá.

Bảng 5: Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra Các chỉ tiêu Tỉ lệ tiêu thụ (%) 1. Địa điểm bán 100 Tại vườn 89 Tại chợ thị trấn 3 Tại chợ thành phố 3 Nơi khác 5

2. Đối tượng thu mua 100

Người thu gom 88,98

Doanh nghiệp 3,9

Người tiêu dùng 7,12

( Nguồn: số liệu điều tra tại địa bàn)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản phẩm bán tại nhà chiếm 89%, bán tại chợ thị trấn chiếm 3 %, tại chợ thành phố chiếm 3%, và bán tại nơi khác như ga tàu, địa điểm thu mua ở UBND xã chiếm 5%. Mặc dù mang ra chợ bán lẻ được gia hơn nhưng rất ít hộ dân bán bởi vì buôn bán tại chợ đối với các hộ dân là rất khó khăn, không tìm được bạn hàng cũng như không thể cạnh tranh với các tiểu thương buôn bán ở chợ. Chỉ có một số tìm được mối thu gom ở chợ thị trấn hoặc chợ thành phố khi đó mới đưa đến chợ để bán, chính vì vậy lượng bưởi do hộ nông dân bán ở chợ là rất ít.

Các hộ trồng bưởi chủ yếu bán sản phẩm cho người thu gom, chiếm 88,98%. Hàng năm đến mùa thu hoạch, người thu gom đi đến từng vườn hộ để xem, sau đó cứ căn cứ vào số lượng và chất lượng mà đưa ra giá. Các hộ thì thăm dò giá thị trường và ai mua giá cao thì bán.

Hoạt động thu mua sản phẩm bưởi Phúc Trạch thương hiệu còn hạn chế, chỉ chiếm 3,9 % . Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp thiếu nguồn vốn nên không tổ chức thu mua sản phẩm cho người dân được, còn đén khi doanh nghiệp có vốn và hoàn thành xong thủ tục mua bưởi thì đã cuối vụ thu hoạch nên số lượng bưởi còn

lại là rất ít. Điều này vừa làm cho các doanh nghiệp thu mua không đủ sản phẩm còn các hộ nông dân bị giảm nguồn thu.

Người mua bưởi cao giá nhất đó là người tiêu dùng,chiếm 7,12%. Người tiêu dùng chủ yếu là những người ở nơi khác đến hoặc người địa phương cần mua để làm quà biếu.Nếu giá người thu gom bình quân chỉ khoảng 40.000 đồng/quả thì người mua trực tiếp thường chấp nhận mức giá 70.000-80.000 đồng/quả, thậm chí có thời điểm người mua trả mức giá trên 100.000 đồng/quả nếu mua trực tiếp tại vườn và tự tay lựa chọn bưởi.

Để phát triển thị trường bưởi Phúc Trạch cần thực hiện một số giải pháp sau: + Chính quyền địa phương cần cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ về thị trường cho hộ nông dân. Có định hướng để người dân tiêu thụ bưởi sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

+ Tìm kiếm thị trường ổn định thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. + Phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng bưởi trên địa bàn huyện, để có những tập thể đứng ra tìm kiếm đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ cho hộ.

+ Tìm kiếm doanh nghiệp, tổ chức có khả năng đầu tư ổn định cho cây bưởi để thực hiện theo hướng liên kết sản xuất với người nông dân. Đảm bảo đầu ra vững chắc cho người dân

+ Tích cực quảng bá giới thiệu sản phẩm. Tận dụng các cơ hội như các đợt hội chợ để quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng. Trực tiếp làm việc với các siêu thị lớn để được phân phối sản phẩm bán trong siêu thị để trực tiếp đưa bưởi đến với những người tiêu dùng có điều kiện kinh tế và có nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn.

+ Hộ gia đình, chính quyền cần phối hợp với các cơ quan quản lý để quản lý, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm. Tránh hiện tượng giả danh sản phẩm gây mất uy tín trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và phát triển cây bưởi phúc trạch trên địa bàn xã lộc yên, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w