Các giải pháp thực hiện Đề án 1 Tăng cường QLNN về CNTT

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan QLNN huyện (Trang 28 - 30)

5.1. Tăng cường QLNN về CNTT

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý CNTT của huyện, trong đó chú ý đến việc củng cố Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT huyện với Phòng Văn hoá Thông tin là cơ quan thường trực có đủ thẩm quyền để điều phối chung việc triển khai các ứng dụng và phát triển CNTT của huyện.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Mỗi CBCC cần gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị với việc ứng dụng tích cực CNTT trong chỉ đạo, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị.

- Mỗi cơ quan huyện và UBND cấp xã bố trí ít nhất một nhân sự thực hiện quản trị mạng và quản trị HTTT, trong đó phải chú trọng quan tâm đến

công tác an toàn, an ninh và vận hành có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử được triển khai.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan QLNN huyện, xã. Đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên rà soát, đánh giá ứng dụng CNTT trong các cơ quan để có giải pháp điều chỉnh, thúc đẩy kịp thời.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước hàng năm. Xem xét đưa tiêu chí triển khai, ứng dụng hiệu quả CNTT vào quản lý, điều hành vào các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.

5.2. Giải pháp về nguồn vốn

- Hàng năm UBND huyện ưu tiên bố trí một phần ngân sách từ 1-2% trên tổng thu ngân sách huyện (khoảng từ 2 đến 3 tỷ đồng) để thực hiện các dự án (DA) đầu tư cho lĩnh vực CNTT. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn tỉnh. Bên cạnh đó tích cực huy động các nguồn vốn khác để lồng ghép đầu tư như: vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các DN, vốn trong dân thông qua xã hội hoá, để thực hiện các DA ứng dụng và phát triển CNTT.

- Triển khai thực hiện việc thuê dịch vụ CNTT góp phần khắc phục được khó khăn về nguồn kinh phí khi triển khai ứng dụng CNTT, đồng thời phải đảm bảo nguồn vốn để ổn định việc thuê dịch vụ đối với các hoạt động CNTT.

5.3. Giải pháp về phát triển hạ tầng kỹ thuật:

có thể đáp ứng phù hợp việc triển khai các nội dung phát triển và ứng dụng CNTT khác một cách hiệu quả.

- Tận dụng hạ tầng thông tin sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo.

- Thường xuyên có sự nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT theo các công nghệ hiện đại và tiên tiến để tránh sự tụt hậu dẫn đến việc bỏ phí hệ thống hạ tầng cũ.

5.4. Giải pháp về nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

- Nâng cao nhận thức về vai trò và tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện; đối với việc nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình CCHC từ đó tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác truyền thông cho người dân và DN về các tiện ích CNTT sử dụng trong các cơ quan nhà nước trong huyện nhằm ứng dụng phục vụ người dân và DN.

- Tăng cường liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho CBCC của huyện.

5.5. Giải pháp về môi trường chính sách

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan QLNN huyện (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w