Dựa trên báo cáo của H Manasyan viết cho ILO

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ (Trang 32 - 33)

V. QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ TẠI CÁC QUỐC GIA HƯỞNG LỢI THUỘC DỰ ÁN

89 Dựa trên báo cáo của H Manasyan viết cho ILO

90 Bộ Giáo dục và Bộ Lao động & các Vấn đề Xã hội đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển đổi các mục tiêu này sang thành chính sách và kế hoạch. Chiến lược phát triển của Armenia (2014-2015) đã coi nguồn lực con người là một trong bốn ưu tiên chính của quốc gia. Chiến lược có thể hiện tầm nhìn của chính sách ngành là kiến tạo Armenia trở thành một quốc gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao, với cốt lõi nguồn nhân lực sáng tạo. Quá trình thực hiện tầm nhìn này yêu cầu việc chuyển đổi từng bước từ nền công nghiệp tập trung vào nguồn lực tự nhiên trở nên dựa vào kiến thức và năng lực. Chính phủ đã phê duyệt Chính sách Phát triển ngành tập trung vào Xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khuẩn và đa dạng hóa mặt hàng trong giai đoạn 2011-2020.91 Các ngành ưu tiên đã được xác định có liên quan đến ngành dịch vụ và doanh nghiệp nhỏ, công nghệ thông tin, du lịch, v…. Một trong số những mục tiêu của Chiến lược phát triển Công Nghê thông tin và Truyền thông là hình thành một cộng đồng mạng tại Armenia, cụ thể là thông qua việc mở rộng sử dụng máy tính và tiếp cận internet.92

Thiếu năng lực xác định nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng

Một trong những vấn đề áp lực đòi hỏi cần có thảo luận và phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và đơn vị ngành là việc xác định nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng và chất lượng cao, cũng như đảm bảo kết nối với nguồn cung lao động qua đào tạo. Đến nay, đã thấy được một vài khó khăn trong quá trình dự báo kỹ năng cần thiết tại Armenia do tình trạng bất ổn của nền kinh tế vĩ mô tạo rủi ro cho đầu tư doanh nghiệp. Có thể thấy tình trạng thiếu cán bộ có năng lực trong các cơ quan nhà nước trong việc dự báo và kết nối lao động có kỹ năng. Tuyên bố chính sách về việc nhấn mạnh thúc đẩy mạnh mẽ kết nối giữa các cơ sở đào tạo nghề và thị trường lao động đang được chuyển đổi rất chậm chạm vào các chương trình hành động với các mục tiêu có thể đo lường. Không có biện pháp hỗ trợ tài chính nào được đưa ra cho các chủ lao động từ phía Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nghề cho lao động của mình cũng như đầu tư vào các cơ sở đào tạo.

Từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Khoa học (MoES) đã tiến hành phát triển một mô hình và kế hoạch thực hiện đối với hệ thống quản lý và lập kế hoạch đào tạo nghề cho ngành. Số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (2015) đã chỉ ra rằng 67% những người có chứng chỉ nghề tại Armenia cho rằng họ có đủ năng lực kỹ năng cần thiết cho công việc. Tuy nhiên, theo như Công đoàn các Doanh nghiệp Công nghệ Thông Tin (UITE), trong số 1.500 người trẻ tốt nghiệp đại học với chứng chỉ công nghệ, chỉ có 20% là đạt được yêu cầu của công việc 93. Năm 2012, MOES đã cải cách lại cấu trúc hệ thống đào tạo nghề của mình, bằng cách đứng ra quản lý các trường nghề trước đây từng thuộc các bộ Nông nghiệp, Văn hóa và Y tế.94 Điều này đã giúp cải thiện hệ thống hướng dẫn và theo dõi đào tạo nghề.

Hợp tác phát triển kỹ năng nghề của ngành

Hướng tiếp cận hợp tác các đối tác trong phát triển kỹ năng nghề theo ngành tại Armenia được áp dụng vào năm 2009 khi Chính phủ phê duyệt đề án “Hợp tác xã hội trong lĩnh vực đào tạo nghề”. Đề án nhằm kết nối bình đẳng sự tham gia của các đối tác xã hội (Nhà nước, doanh nghiệp và công đoàn/hiệp hội) trong phát triển kỹ năng nghề để cùng chung nỗ lực, cùng chịu trách nhiệm và hưởng lợi từ cải cách đào tạo nghề. Biên bản Ghi nhớ ba bên đã được ký vào năm 2009 giữa Bộ Giáo dục và Khoa học, Hiệp đoàn các Chủ lao động và Phòng Thương mại Armenia. Những cải cách được thực hiện trong thời gian

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ (Trang 32 - 33)