Lưu y
- Nếu 1 tế bào binh thường sau k lần nguyên phân sẽ tạo ra 2k tế bào binh thường (2n). Giả sử trong lần nguyên phân tiếp theo có x tế bào (2n) xảy ra đột biến cấu trúc NST ở 1 cromatit, y tế bào (2n) không bị đột biến (binh thường). Thi:
+ x tế bào (2n) bị đột biến nếu trải qua k1 lần nguyên phân tiếp theo sẽ tạo ra (x/2 x 2k1) tế bào (2n) binh thường và (x/2 x 2k1) tế bào (2n) mang đột biến cấu trúc NST.
+ y tế bào trải qua k2 lần nguyên phân sẽ tạ ra (y.2k2) tế bào binh thường.
- Nếu có x tế bào (2n) bị rối loạn ở tất cả các cặp NST thi ngay lần phân bào tiếp theo sẽ hinh thành tế x tế bào đột biến (4n). Các tế bào này nguyên phân k1 lần sẽ cho x x 2k1 tế
bào đột biến (4n). Còn y tế bào binh thường (2n) nguyên phân k2 lần sẽ cho y x 2k2 tế bào binh thường (2n).
Bài tập 1
Một hợp tử của ruồi giấm có bộ NST 2n, nguyên phân liên tiếp 5 lần được các tế bào con. Khi xử lí tác nhân đột biên các tế bào con hình thành nhưng chỉ có 25% số tế bào con hình thành bị đột biến mất 1 đoạn crômatit của cặp số 3 trước khi bước vào nguyên phân tiếp theo. Đoạn crômatit bị mất gồm 600 cặp nuclêotit, trong đó loại A= 15% nuclêotit của
cả đoạn. Các tế bào con bình thường và đột biến đều nguyên phân liên tiếp 5 lần nữa để hình thành phôi.
1) Tính tỷ lệ tế bào đột biện và tế bào bình thường.
2) Có bao nhiêu NST trong các tế bào con mang đột biến cấu trúc.
3) Khi tái bản NST thì nhu cầu mỗi loại nuclêotit giảm đi bao nhiêu so với không đột biến.
Hướng dẫn giải
1) Tính tỷ lệ tế bào đột biện và tế bào bình thường.
- Hợp tử nguyên phân 5 lần đầu cho 25 = 32 tế bào 2n bình thường. Xử lí đột biến đã làm 25% x 32 = 8 tế bào (2n) bị đột biến mất đoạn ở 1 cromatit, còn 75% x 32 = 24 tế bào (2n) bình thường.
- 8 tế bào (2n) bị đột biến nguyên phân tiếp 5 lần nữa cho: 4 x 25 = 128 tế bào (2n) đột biến mất đoạn và 4 x 25 = 128 tế bào (2n) bình thường.
- 24 tế bào (2n) bình thường nguyên phân tiếp 5 lần nữa cho: 24 x 25 = 768 tế bào (2n) bình thường.
Vậy tỷ lệ tế bào (2n) đột biến : tế bào (2n) bình thường = 128: (128 + 768) = 1/7. 2) Có bao nhiêu NST trong các tế bào con mang đột biến cấu trúc.
Có 128 tế bào (2n) mang đột biến cấu trúc mất đoạn NST.
3) Khi tái bản NST thì nhu cầu mỗi loại nuclêotit giảm đi bao nhiêu so với không đột biến.
- Đoạn bị mất có 600 x 2 = 1200 (N) → A* = T* = 1200 x 15% = 180 (N); G* = X* = 420 (N)
Vậy số lượng các loại nucleotit tự do giảm: Atd = Ttd = 180 x 128 = 23040 (N)
Gtd = Xtd = 420 x 128 = 53760 (N)
Bài tập 2 (Vận dụng)
Nuôi cấy 50 tế bào dinh dưỡng của người bị hội chứng Claiphentơ trong môi trường nhân tạo. Các tế bào đó trải qua một số lần nguyên phân như nhau. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 700 NST (X) ở trạng thái chưa nhân đôi.
1) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào.
2) Tính nguyên liệu tương đương với NST đơn mà môi trường nội bào cần cung cấp để xây dựng nên bộ NST trong các tế bào trên.
3) Xác định số NST Y có trong tất cả các tế bào con ở lần nguyên phân cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi.
Đáp án
1) k = 3
2) Môi trường cần cung cấp: 16450 NST đơn 3) 400 NST giới tính X
Bài tập 3 (Vận dụng)
Một tế bào sinh dưỡng của một loài cây có bộ NST 2n = 24, tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần, nhưng kết thúc lần phân bào 3, trong số các tế bào con hình thành có một tế bào bị rối loạn xảy ra trong tất cả các cặp NST.
1) Tính tổng số tế bào con ở lần phân bào cuối cùng. 2) Tính tỷ lệ tế bào đột biến và tế bào bình thường.
3) Trong các lần phân bào đó môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn.
Đáp án
1) Tổng số bế bào đột biến và bình thường = 30
2) Tỷ lệ tế bào đột biến: tế bào bình thường = 2 : 28 = 1 : 14
3) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương: 744 NST đơn.