Quy trình xử lí nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát (Trang 27)

Ngành sản xuất bột giấy và giấy được liệt vào ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường đáng kể cả trực tiếp cũng như gián tiếp.

Nước thải có lưu lượng, tải lượng cũng như độc tính của các chất gây ô nhiễm cao, các chất gây ô nhiễm hữu cơ ( dịch chiết từ thân cây, cây axit béo, một số sản phẩm phân huỷ của ligin, và các dẫn xuất của ligin đã bị Clo hoá) phát sinh từ ngành giấy là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất và nước ngầm nếu được thải thẳng ra ngoài không qua xử lí. Đặc biệt là dịch đen thải ra từ quá trình nghiền bột bằng phương pháp hoá học.

Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu sản xuất hơi nước bão hoà. Ngoài ra, trong quá trình nghiền bột giấy hoá học các khí nặng mùi như hydro sulphite, mercaptan…

Dioxin xuất phát từ quá trình tẩy trắng bột giấy bằng chlorine. Gián tiếp:

Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.

Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

Gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc sử dụng nặng lượng điện và mất thảm thực vật.

Chính vì những lí do trên, công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hưng Phát đã có quy trình xử lí chất thải phù hợp để giảm thiểu tác hại đối với môi trường như sau:

Máy ép bùn Xử lí định kì Bể chứa bùn Song chắn rác Cấp khí Bể lắng cát Bể điều hoà Hố thu

Nước thải quá trình sản xuất bột giấy

Nguồn tiếp nhận Nước thải quá trình xeo

giấy

Bể khử trùng Bể tầng 2

Sàn phơi cắt

Bể keo tụ tạo bông

Bể lắng 1

Kỵ khí

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua lỗ thu nhằm điều chỉnh pH thích hợp. Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó, nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho quá trình xử lí sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trải đường.

Nước được tiếp tục đưa sang bể điều hoà nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại các bể điều hoà, công ty bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hoà lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của quá trình xử lí tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hoà để đưa nước lên các công trình phía sau.

Từ bể điều hoà, nước được bơm trực tiếp sang bể tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy sang bể kỵ khí. Sau đó nước được đưa sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột, còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục sang bể Aerotank. Bể Aerotank có nhiêm vụ xử lí các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bề mặt nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hoà tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ 2500-4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lí sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có 2 nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt

tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt lắng thông qua tràn răng cưa.

Nước thải sau khi bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hoà tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khổ để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.

2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh 2.3.1. Thuận lợi:

Sự tăng trưởng và hội nhập của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã thức đẩy tất cả các ngành nghề phát triển, trong đó có ngành sản xuất giấy. Hiện nay, nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày càng nhiều và đa dạng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho công ty thực hiện các sản phẩm theo đúng ngành nghề của mình do đó công ty luôn tạo được việc làm đầy đủ, thu nhập bình quân của công nhân viên cũng tăng lên dần.

Công ty có lực lượng lao động dồi dào, có năng lực, đội ngũ quản lí có trình độ cao, có đạo đức, nhiệt tình với công việc. Với lực lượng lao động dồi dào, cán bộ quản lí có trình độ cao, nhạy bén, định hướng đúng đắn nên công ty bố trí sử dụng lao động hợp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng nâng cao.

Có một lượng lớn khách hàng quen thuộc, luôn tìm kiếm được những khách hàng mới. Phương thức kinh doanh: sản xuất và làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Cơ sở vật chất: nhìn chung cơ sở vật chất và kĩ thuật của nhà máy tương đối hiện đại và đã mang lại năng suất cao. Thị trường nguyên vật liệu cho ngành giấy đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các thành phẩm.

2.3.2. Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên thì công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất của mình. Do tầm trung vốn không nhiều

đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, khó mở rộng. Mặt bằng xưởng nhỏ, tuy nhiên số lượng sản xuất nhiều nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Nhân lực còn hạn chế nên nhân viên có nguy cơ quá tải và có thể gặp sai sót trong công việc. Là một công ty còn non trẻ, được thành lập cách đây không lâu nên sự cạnh tranh trên trị trường không cao, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chủ yếu trong khu vực Đông Nam Bộ nên quan hệ khách hàng chưa có nhiều, thiếu quan hệ, phải cạnh tranh với nhiều công ty sản xuất giấy khác

Sơ đồ 2-6: Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giấy.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẤY

Độ dày của giấy

Độ chịu bục Độ hút nước Độđục CHỈ TIÊU KHÁC: chịu nén, độ bền gấp nếp Định lượng giấy Độ trắng ISO Độ nhẵn

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Yếu tố cầu: Cầu là nhu cầu của cong người, có khả năng thanh toán. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, trong cơ chế thị trường thì bất cứ ở đâu có cầu, ở đó có cung. Chính vì vậy nên doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao chất lượng hàng hoá, thái độ phục vụ nhằm chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và cạnh tranh được với đối thủ.

Yếu tố về giá cả: Gía cả là lượng tiền mag người mua sẵn sàng trả để đổi lấy hàng hoá hay dịch vụ nào đó mà họ có nhu cầu. Khả năng mua hàng trước hết phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ, vì vậy nó có giới hạn. Thông thường thì giá tăng tức khắc cầu của hàng hoá dịch vụ sẽ giảm xuống và ngược lại. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách giá cho hàng hoá của mình một cách phù hợp.

Yếu tố lãi suất: Khi lãi suất ngân hàng tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp vì lãi suất ngân hàng tăng tăng đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn về vốn kinh doanh, chi phí tài chính tăng sẽ làm tăng giá cả hàng hoá của doanh nghiệp và lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại.

Yếu tố pháp luật: Kinh tế và pháp luật luôn đi kèm với nhau, làm kinh doanh thì phải hiểu pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạt động của mình. Và công cụ chính mà Nhà nước sử dụng đói với doanh nghiệp chính là chính sách Thuế.

2.5. Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

2.5.1. Quy trình bán hàng

2.5.1.1. Kênh bán hàng:

Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hưng Phát cung cấp các sản phẩm làm từ giấy: giấy ăn, giấy ướt, giấy in , bao tăm, bao đường,….Hưng Phát cung cấp sản phẩm tại các nhà hàng, siêu thị, tạp hoá,…Ngoài ra công ty còn nhận làm sản phẩm theo thiết kế của khách hàng.

2.5.1.2. Khách hàng mục tiêu:

Các sản phẩm của Hưng Phát được phát triển cho hầu hết nhu cầu sử dụng của mọi người, bởi nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ giấy là rất lớn. Hưng Phát chia khách hàng mục tiêu thành 2 nhóm:

Nhóm khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng, những người có nhu cầu mua và sẵn sàng chi trả các sản phẩm làm từ giấy: giấy ăn, giấy in… Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm tương đối đa dạng;

Nhóm khách hàng tổ chức: là các nhà hàng, quán ăn, các khu dijch vụ du lịch, các tạp hoá, đại lí, siêu thị mong muốn và sẵn sàng phân phối các sản phẩm của Hưng Phát.

2.5.1.3. Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm:

Sơ đồ 2-7: Tiêu thụ sản phẩm.

2.5.2. Đánh giá quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

2.5.2.1. Bán hàng trực tiếp:

Ưu điểm: giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, công ty thường xuyên được tiếp xúc với khách hàng, thị trường từ đó hiểu rõ nhu cầu của

Người bán lẻ Người tiêu dùng Đại lí Các nhà hàng, khách sạn,… Người bán lẻ Nhà sản xuất

thị trường và tình hình giá cả giúp công ty có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng.

 Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, công ty phải quan hệ với nhiều bạn hàng

2.5.2.2. Bán hàng gián tiếp: cung cấp sản phẩm của mình qua các kênh trung gian

Ưu điểm: Công ty có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất đối với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được nhiều chi phí bảo quản, lưu kho…

Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, công ty khó kiểm soát được khâu tiêu dùng.

2.6. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.2.6.1. Đối thủ cạnh tranh 2.6.1. Đối thủ cạnh tranh

Trong nước: các công ty xuất nhập khẩu kinh doanh giấy trên cả nước. Ví dụ điển hình như Chánh Dương.

Ngoài nước: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.6.2. Tình hình cạnh tranh

Hiện tại trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Đến thời điểm hiện tại, công ty không ngừng cạnh tranh hơn với các đối thủ. Mặt khác, đánh giá và tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lí. Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới và chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm, không cạnh tranh về giá.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1. Đánh giá chung

3.1.1. Thế mạnh và cơ hội

Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hưng Phát đã đạt được những thành công đáng kể trong ba năm qua.

Thứ nhất, mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được gần 90% kế hoạch doanh thu. Giải pháp duy nhất là điều chỉnh chính xác để phù hợp với hoàn

cảnh và công ty đã hoàn thành nó một cách xuất sắc, giờ đây công ty là một trong những doanh nghiệp cung cấp giấy lớn trong khu vực Đông Nam Bộ.

Thứ hai, doanh thu của công ty đã có sự tăng trưởng ổn định qua nhiều năm và dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Do đó, điều này sẽ là nền tản vững chắc cho sự mở rộng ra khắp cả nước và có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

3.1.2. Hạn chế và thách thức

Với thành tích mà công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hưng Phát đã đạt được ở trên vẫn còn ba hạn chế cần giải quyết.

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm không ổn định như mong đợi do chất lượng nguồn nhân lực, tay nghề và công nghệ trong quy trình sản xuất hạn chế. Đó cũng là lí do công ty từ chối một số đơn đặt hàng liên quan tới một số loại sản phẩm. Tỷ lệ các trường hợp được báo cáo có chất lượng thấp chiếm tổng số 1,26% tổng số sản phẩm vào năm 2016, tăng 3.8 lần so với năm trước. Do đó, vấn đề ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi nó là nhân tố chính để chấm dứt một số mổi quan hệ của công ty.

Cuối cùng, ngay cả trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, việc thu thập thông tin của công ty cũng còn rất hạn chế, nguồn thông tin nhiều khi còn chưa đầy đủ và thiếu sự nhanh nhạy kịp thời nên có lúc bị động trong việc ứng phó với những biến động của thị trường và bỏ qua nhiều cơ hội.

3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công tytrong những năm sắp tới trong những năm sắp tới

Phát triển nhà máy ngày một lớn mạnh hơn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà tương lai sẽ vươn xa, xuất khẩu ra nước ngoài.

Có quy mô sản xuất rộng lớn, hiện đại hoá các thiết bị kĩ thuật nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tăng chất lượng sản phẩm đạt được các chỉ tiêu về chất lượng. Hiện nay chất lượng sản phẩm là điều kiện quan trọng để có được lòng tin của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty cũng đã xác định và đưa việc đảm bảo chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

Đội ngũ nhân sự cũng là một điểm khá quan trọng. Công ty đã tuyển chọn kĩ lưỡng những người có năng lực làm việc cho công ty. Không những kĩ năng làm việc tốt mà cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, hoà đồng, không khí làm việc không căng thẳng, phải thoải mái làm tăng năng suất làm việc.

3.3. Các kiến nghị

Giấy là mặt hàng đăc biệt mang tính xã hội cao, đối tượng hưởng thụ lớn. Thị trường tiêu thụ và tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang rất quyết liệt.Với quy trình và tình hình sản xuất hiện nay, bên cạnh những điểm mạnh có được, công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hưng Phát vẫn còn tồn tại các điểm yếu cũng như đứng trước những thách thức rất lớn. Để ngày càng được khách hàng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm, công ty đòi hỏi phải cải tiến trong quản lí, tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w