Vật tư nông nghiệp 6,56 (-1,59)

Một phần của tài liệu Năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông cửu long tt (Trang 25 - 27)

(-1,59) -5,082 (-1,37) 6,251 (0,95) 3 Sản xuất giống -0,219 (0,06) 4,453 (0,73) 3,390 (0,30) 4 Dịch vụ bơm tưới -5,896* (-1,97) -13,73*** (-5,71) 7,725 (0,68) 5 Tiêu thụ nông sản 2,179 (1,18) -1,282 (-0,72) 17,61*** (4,12) Hệ số tự do -30,00*** (-3,80) -26,62*** (-3,26) 6,822 (0,41) Số quan sát 290 295 246

Mức ý nghĩa của mô hình 0,0000 0,0000 0,0000 Hệ số xác định (R2) 0,288 0,387 0,655 Hệ số xác định điều chỉnh (R2 điều

chỉnh) 0,238 0,345 0,626

Nguồn: Kết quả kiểm định của tác giả

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; ***: mức ý nghĩa 1%

Kết quả kiểm định chọn được 03 mô hình: Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROS, ROE và GQVL. Từ 03 mô hình được chọn, các biến độc lập X1, X2, X3 và X4 đều ảnh hưởng đồng biến đến các hệ số hồi quy, phù hợp với nhận định của Zivkovic et al.

(2015), Mahazril et al. (2012), Amini and Ramezani (2008)… Các giả thuyết liên quan đến mô hình đều được chấp nhận. Kết quả kiểm định cũng chỉ ra có mối tương quan giữa biến X1 với X2

và X1 với X3. Khi so sánh theo lĩnh vực hoạt động, yếu tố năng lực của HTXNN lĩnh vực cây ăn trái ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTXNN mạnh hơn so với lĩnh vực lúa gạo.

Chƣơng 6

23

6.1 Kết luận

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực, HTX và hiệu quả hoạt động của HTX. Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết nền về hiệu quả hoạt động của Ngô Đình Giao (1997) và xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của HTXNN. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trước đây về năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của HTX được lược khảo đầy đủ theo từng chủ đề, tạo cơ sở thiết lập mô hình năng lực và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTXNN.

Kết quả nghiên cứu xác định mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN bao gồm 06 năng lực và 26 hành vi kèm theo, mức độ cần thiết, tầm quan trọng và trọng số được chỉ rõ. Nghiên cứu áp dụng hiệu quả cách tiếp cận năng lực theo hướng đa chiều. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy không có sự khác biệt về nhu cầu năng lực của đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL theo thâm niên công tác, địa bàn hoạt động hay vị trí công tác.

Kết quả khảo sát về tình hình hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy HTXNN được xếp loại khá trở lên chiếm tỷ lệ trung bình 66%. Năng lực của đội ngũ quản lý HTXNN tương đối thấp và có độ tuổi khá cao. Mức năng lực tổng thể trung bình của HTXNN chỉ đạt 61,60%. Về hiệu quả hoạt động HTXNN, lợi nhuận bình quân/HTXNN đạt 242,33 triệu đồng/năm. Kết quả phân tích các chỉ số tài chính cho thấy đều đạt ở mức khá (ROS đạt trung bình 18,68%; ROA đạt trung bình 20,97%; ROE đạt trung bình 17,78%). Kết quả phân tích các chỉ số xã hội cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ của các thành viên tương đối hiệu quả (dịch vụ bơm tưới đáp ứng 92,69%, các dịch vụ khác đáp ứng trung bình 59,15%), số lượng lao động đều tăng qua các năm, tăng bình quân 8,68%.

Kết quả phân tích hồi quy chọn được 3 mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTXNN, thông qua 03 chỉ số đo lường (ROS, ROE, GQVL). Các mô hình được chọn đã chỉ ra năng lực quản lý và các biến độc lập khác (Vốn góp, Quy mô và Tham gia của thành viên) có ảnh hưởng đồng biến với hiệu quả hoạt động của HTXNN.

24

6.2 Khuyến nghị

Đối với các cơ quan quản lý HTXNN: (1) Hằng năm đo lường năng lực Ban quản trị HTXNN dựa trên thang đo năng lực đã xây dựng để có hướng thiết lập các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý và xem thang đo năng lực như là một tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của HTXNN; (2) Trình độ học vấn của đội ngũ này tuy thấp nhưng có kinh nghiệm thực tiễn. Cần vận dụng, điều hướng kinh nghiệm thực tiễn vào phát triển hành vi năng lực theo từng mức độ; (3) Phát triển toàn diện các thành phần năng lực, cần quan tâm đặc biệt đến thành phần thái độ và phẩm chất cá nhân khác, vì các thành phần này đóng góp rất lớn cho việc xây dựng văn hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX; (4) Các tiêu chí đánh giá, phân loại HTXNN hằng năm còn định tính và khó nhận diện để đánh giá. Do vậy, cần lồng ghép 05 tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động HTXNN để đánh giá, phân loại chính xác hơn; (5) Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố năng lực của HTX lĩnh vực cây ăn trái ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTXNN mạnh hơn so với lĩnh vực lúa gạo, kết quả này phù hợp với tình hình thực tế là năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của HTX cây ăn trái luôn cao hơn so với HTX lúa gạo. Điều này chỉ ra tầm quan trọng của năng lực quản lý đối với kết quả đầu ra. Do đó, cần xem việc nâng cao năng lực quản lý là chiến lược quan trọng để thúc đẩy HTXNN phát triển bền vững.

Đối với HTXNN: (1) Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực, tiêu chí tuyển chọn hoặc thuê mướn người quản trị. HTXNN cần phải có sự thay đổi về công tác nhân sự, chọn lựa đúng người cho từng vị trí trong Ban quản trị HTX; (2) HTXNN cần chủ động, quan tâm hơn đến việc nâng cao năng lực Ban quản trị HTXNN. Đặc biệt là xác định được đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự phát triển năng lực cá nhân; (3) Song song với việc nâng cao năng lực quản lý, HTXNN cần phát huy hiệu quả vai trò của từng thành viên, tham gia đóng góp các giải pháp cho HTXNN; (4) HTXNN cần đa dạng dịch vụ cung ứng, đặc biệt là cung cấp dịch vụ đầu ra và tín dụng nội bộ; (5) Khai thác hiệu quả mối tương tác giữa vốn góp, quy mô với năng lực quản lý. Năng lực quản lý đạt đến đâu thì cần có nguồn vốn, quy mô hoạt động tương ứng, không nên áp đặt, nôn nóng, chạy theo chỉ tiêu, thành tích.

Một phần của tài liệu Năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông cửu long tt (Trang 25 - 27)