Bình đẳng giới trong công nghiệp dịch vụ

Một phần của tài liệu CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (Trang 34 - 35)

II. DỊCH VỤ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

2.6. Bình đẳng giới trong công nghiệp dịch vụ

Dữ liệu tự nói lên tất cả. Trên toàn thế giới, 40% lực lượng lao động làm việc trong năm 2009 là nữ. Trong số các lao động nữ trên thế giới, 37% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (33% đối với nam), 16% làm việc trong lĩnh vực sản xuất (26% đối với nam) và 47% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ (40% đối với nam).

Phụ nữ chiếm xấp xỉ một nửa tổng số lao động toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ. Tỷ lệ lao động nữ trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, từ 41% năm 2001 lên 49,5% năm 2013. Trong ngành du lịch, phụ nữ chiếm 56% lực lượng lao động toàn cầu. Trong lĩnh vực CNTT, phụ nữ chiếm 30%.

Trong ngành công nghiệp dịch vụ, lực lượng nữ giới làm việc ở vị trí nhân viên cấp dưới áp đảo hơn so với vị trí chủ doanh nghiệp, và tương đối ít người có khả năng thăng tiến lên vị trí quản lý. Quyền sở hữu và quản lý của nữ trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn nhiều so với trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, vị trí tổng giám đốc điều hành của 100 công ty công nghệ hàng đầu thế giới là phụ nữ chỉ chiếm 6%.

Một số quốc gia và khu vực có vị trí cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu này. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đối với 14 nền kinh tế APEC có dữ liệu, hơn 65% nữ giới làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Trung bình 37% DNVVN trong khu vực APEC thuộc sở hữu của nữ giới, trong khi số lượng nữ giới tham gia chiếm số đông hơn nam giới tại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Dữ liệu APEC cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ làm thương mại ngoại tuyến bị chi phối bởi các công ty do nam giới sở hữu, trong khi đối với những người chỉ giao dịch trực tuyến, tỷ lệ các công ty do nữ giới sở hữu cao gấp đôi.

Một phần của tài liệu CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (Trang 34 - 35)