Một số giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu KINH tế đối NGOẠI CS và CÔNG cụ QUẢN lý HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 32 - 34)

Nhìn chung, trong tình hình hiện tại, những biện pháp chiến lược mà Nhà nước đề ra là tương đối phù hợp với tình hình hiện tại. Vì chưa đánh giá được hết những tác động của việc gia nhập WTO, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp trước mắt để dần nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường và khai thác các cơ hội giao thương nước ngoài. Một số biện pháp rút ra:

-Tiếp tục hoàn thiện luật pháp và tiến hành cải cách hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

-Phổ biến kiến thức về WTO và các văn bản pháp lý liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp tăng trưởng và tránh rủi ro.

- Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế:

Với nền công nghiệp của Việt Nam còn rất non trẻ cần phỉa có sự bảo hộ của Nhà nước thông qua chính sách hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia vào AFTA, APEC và ký trên 100 hiệp định song phương và đa phương khác đặc biệt đã ký hiệp định thương mại Viêt – Mỹ qua đó chính phủ cam kết theo lộ trình sẽ giảm và tiến tới bãi bỏ những hàng rào gây trở ngại cho kinh doanh nhập khẩu , đưa nguyên tứa đối xửq uốc gia vào áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy chính sách nhập khẩu xây dựng trong thời gian tới phải đáp ứng yêu cầu mở cửa kinh tế góp phần thực thi các cam kết đa phương và song phương mà chính phủ Việt Nam đã ký để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh chóng với các nước khu vực và thế giới.

Ưu tiên cho việc nhập khẩu , tư liệu sản xuất đồng thời có chú ý thích đáng nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân

Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác đụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển .

KẾT LUẬN

Nhìn vào bức tranh tăng trưởng của thương mại quốc tế đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua (đặc biệt từ thời điểm hội nhập WTO). Cũng thấy đươc tiềm năng kinh tế trong hoạt động xuất khẩu của Viêt Nam. Đóng góp đáng kể trong việc cải thiện hố thâm hụt thương mại quốc tế, là điểm phản ánh rõ nét bước đầu hội nhập kinh tế thành công của Việt Nam. Quy mô sản phẩm xuất khẩu tăng qua các năm, theo đó đóng góp vào GDP cũng tăng đáng kể nhờ tăng kim nghạch xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Thị trường mở rộng theo hướng củng cố thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, chú trọng thị trường tiềm năng. Cơ cấu thị trường đang chuyển dịch tích cực, phát huy được năng lực cạnh tranh trên các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Nhật, EU… Điều này khẳng định Việt Nam đang cơ những định hướng mạnh vào thị trường mở mà cụ thể là chiến lược thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả và thay thế dần các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên tình trạng nhập siêu trong thời gian qua vẫn không ngừng tăng do nhiều nguyên nhân xuất phát từ tiến trình hội nhập. Là một điểm yếu trong cán cân thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, nằm trong quan hệ kinh tế toàn cầu, những dấu hiệu của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng đã tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu trong kì kế hoạch. Những suy giảm trong xu hướng tiêu dùng cận biên của thế giới, sự mất giá của đồng tiền mạnh, khủng hoảng tài chính Mỹ… tác động làm kim nghạch xuất khẩu có chiều hướng giảm. Do vậy để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đưa xuất khẩu là một trong những giải pháp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thì lĩnh vực thương mại quốc tế cần phải xác định hướng chiến lược phù hợp, đảm bảo đúng vai trò và vị trí của xuất khẩu trong kinh tế thương mại nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu KINH tế đối NGOẠI CS và CÔNG cụ QUẢN lý HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 32 - 34)