Quy trình xử lí nước thải

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát (Trang 27 - 31)

Ngành sản xuất bột giấy và giấy được liệt vào ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường đáng kể cả trực tiếp cũng như gián tiếp.

Nước thải có lưu lượng, tải lượng cũng như độc tính của các chất gây ô nhiễm cao, các chất gây ô nhiễm hữu cơ ( dịch chiết từ thân cây, cây axit béo, một số sản phẩm phân huỷ của ligin, và các dẫn xuất của ligin đã bị Clo hoá) phát sinh từ ngành giấy là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất và nước ngầm nếu được thải thẳng ra ngoài không qua xử lí. Đặc biệt là dịch đen thải ra từ quá trình nghiền bột bằng phương pháp hoá học.

Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu sản xuất hơi nước bão hoà. Ngoài ra, trong quá trình nghiền bột giấy hoá học các khí nặng mùi như hydro sulphite, mercaptan…

Dioxin xuất phát từ quá trình tẩy trắng bột giấy bằng chlorine. Gián tiếp:

Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.

Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

Gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc sử dụng nặng lượng điện và mất thảm thực vật.

Chính vì những lí do trên, công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hưng Phát đã có quy trình xử lí chất thải phù hợp để giảm thiểu tác hại đối với môi trường như sau:

SVTH: TẠ THỊ VUI Số trang: 20

Sơ đồ 2-4: Quy trình xử lý nước thải.

Nước thải quá trình xeo giấy

Nước thải quá trình sản xuất bột giấy

Hố thu

Song chắn rác

Bể lắng cát

Bể điều hoà

Bể keo tụ tạo bông

Bể lắng 1 Kỵ khí Bể Aerotank Bể tầng 2 Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Sàn phơi cắt Xửlí định kì Máy ép bùn Cấp khí Bể chứa bùn

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua lỗ thu nhằm điều chỉnh pH thích hợp. Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó, nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho quá trình xử lí sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trải đường.

Nước được tiếp tục đưa sang bể điều hoà nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại các bể điều hoà, công ty bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hoà lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của quá trình xử lí tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hoà để đưa nước lên các công trình phía sau.

Từ bể điều hoà, nước được bơm trực tiếp sang bể tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy sang bể kỵ khí. Sau đó nước được đưa sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột, còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục sang bể Aerotank. Bể Aerotank có nhiêm vụ xử lí các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bề mặt nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hoà tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ 2500-4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lí sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có 2 nhiệm vụ lắng và tách

SVTH: TẠ THỊ VUI Số trang: 22

bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt lắng thông qua tràn răng cưa.

Nước thải sau khi bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hoà tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khổ để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát (Trang 27 - 31)