Khiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Một phần của tài liệu Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở việt nam cơ chế chính sách đến kết quả thực tiễn (Trang 26 - 31)

3.1Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động đầu tư mạo hiểm

Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp khơi thông dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các Sartup sáng tạo, cụ thể như sau:

Một là, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển hình thức đầu

tư vốn mạo hiểm.

- Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp... Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới.

- Thành lập hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam. Hiệp hội là nơi kết nối và tập trung các luồng thông tin có giá trị liên quan đến hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Hơn nữa, hiệp hội còn mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia hợp tác kinh doanh trong cùng một thương vụ nhằm chia sẻ rủi ro. Đây cũng là một xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay.

- Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán, tạo nên khả năng thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc thương vụ.

- Chính phủ thực hiện các chính sách minh bạch về tài chính nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng mạng lưới thông tin hiệu quả có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức công, các hiệp hội, các định chế tài chính.

Hai là, xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm.Trước

mắt Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như: phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong quá trình thực hiện các quy định trên, Chính phủ cần tổ chức riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm dần dần phát triển, Nhà nước cần tiến tới ban hành một đạo luật riêng cho hoạt động này.

Ba là, thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho hoạt động đầu tư vốn mạo

hiểm.Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm thông qua các chính sách ưu đãi

về thuế. Cụ thể là cần có chính sách miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc doanh vụ, kể cả các lợi tức phát sinh trong quá trình hoạt động. Tất cả các chính sách ưu đãi thuế phải dựa vào luật đầu tư mạo hiểm hoặc dựa vào danh mục các ngành nghề Nhà nước khuyến khích đầu tư mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư.

3.2Chính sách thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khởi nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn đến từ yếu tố con người, yếu tố vốn, yếu tố công nghệ. Nếu chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước thì sẽ tiếp tục gặp những khó khăn nội tại này. Thay vì đó, nhà nước có thể thực hiện các chính sách để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Trước hết là những nhân tài Việt Nam đang học tập và sinh sống tại nước ngoài – những người đã được hưởng nền tinh hóa văn hóa thế giới, tiếp cận các nguồn kiến thức hiện đại, làm sao để họ quay về Việt Nam, làm giảm chảy máu chất xám cũng là một vấn đề đặt ra cho nhà nước.

Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lí rõ ràng, minh bạch, hệ thống hành chính tinh gọn như đã đề cập ở trên thì một số chính sách thu hút nhân tài Việt ở nước ngoài có thể kể đến như: (i) Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt tại nước ngoài. (ii) Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ở nước ngoài dành cho người Việt và các hoạt động kết nối doanh nghiệp này với doanh nghiệp trong nước. Cho họ thấy thị trường tiềm năng tại Việt Nam

3.3Xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia chú trọng đặc biệt thế hệ trẻ

Nhìn vào thực tế hiện nay có thể thấy, sự sáng tạo sẽ là chìa khóa căn bản để giúp Việt Nam có thể vững bước phát triển, từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành một đất nước giàu có. Trong quá trình đó, thế hệ các doanh nhân trẻ tuổi Việt Nam sẽ phải là yếu tố then chốt.Đồng thời, Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trong các hoạt động thúc đẩy đầu tư cho giáo dục và R&D, cũng như tập trung xây dựng các trường đại học mà trong đó, hệ thống các trường đại học phải đóng vai trò quan trọng vào việc khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần học hỏi và khả năng phản biện của các sinh viên. Các nhà giáo dục Việt Nam cần luôn luôn nhận được sự khuyến khích từ phía xã hội và nhà nước để tích hợp tinh thần doanh nhân cùng với những kỹ năng liên quan đến quá trình khởi nghiệp vào các chương trình đào tạo. Ngoài ra, nhà trường và các tổ chức, xã hội cần có kế hoạch tổ chức thêm nhiều chương trình, cuộc thi hướng tới tinh thần khởi nghiệp hơn nữa cho các sinh viên và học sinh trung học và phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và mức độ lan tỏa tới mọi người.

Bên cạnh những chính sách về tạo lập khung pháp lý và hỗ trợ tài chính cho Sartup, nhà nước cũng nên chú ý đến các chính sách thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp và kiến thức kinh doanh. Bài học từ các nước phát triển trên thế giới đã cho thấy, ý chí tự

làm chủ phải được rèn luyện thông qua giáo dục và phát triển xã hội từ khi còn nhỏ. Do đó, cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng kết hợp giáo dục với hoạt động thiết thực, nâng cao tinh thần làm chủ là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí sẵn sàng khởi nghiệp. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đưa nội dung khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục ngay từ chương trình phổ thông cho giới trẻ có thể sớm hình thành tinh thần khởi nghiệp để bước chân vào môi trường kinh doanh sắp tới. Ngoài ra, cần phát triển các chương trình và lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức và kích thích tinh thần kinh doanh của người dân trong tất cả các cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, cũng nên có những chương trình cụ thể để trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết trong lĩnh vực khởi nghiệp như: Phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá nhu cầu và quá trình mua hàng của khách hàng, lập kế hoạch kinh doanh, thuyết trình kêu gọi đầu tư... Hệ thống giáo dục cũng cần chú trọng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ, ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Ví dụ, các trường học có thể đưa vào chương trình học những kiến thức, kĩ năng để học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể được trang bị những tiếp cận thực tiễn về kinh doanh hay những nguyên lý cơ bản của kinh tế học. Tất cả những điều đó sẽ trang bị cho các bạn trẻ một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn về hoạt động khởi nghiệp, giúp các em không còn không bỡ ngỡ với thế giới kinh doanh để có thể đi tiếp, vững bước đi lên lập nghiệp sau này.

3.4Phát huy vai trò của các hiệp hội, cầu nối giữa Nhà nước với các Sartup

Trước hết, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cần tăng cường uy tín năng lực và ảnh hưởng của các tổ chức để phát huy vai trò như là cầu nối giữa Nhà nước với các Sartup. Các hiệp hội cần thực hiện tốt vai trò là kênh phản biện quan trọng đối với các chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp có thể tham gia giám sát và đánh giá các cơ quan chính phủ để làm cơ sở đưa ra những kiến nghị, đề xuất cải thiện các chất lượng dịch vụ cũng như làm cơ sở cho việc cất nhắc, bổ nhiệm nhân sự. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy khởi nghiệp trong nước cũng như thực tiễn kinh nghiệm khu vực kinh tế khởi nghiệp của các nước phát triển, có thể thời gian tới Việt Nam cần phải thành lập ra một Hiệp hội riêng về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Đây sẽ là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.

Ngoài tổ chức tư vấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kinh doanh khởi nghiệp, các hiệp hội ngành nghê cũng cần phải tạo điều kiện đặc biệt cho các hội viên là những Sartup tham gia vào các hội chợ thương mại, xúc tiến để quảng bá, giới thiệu

sản phẩm của mình từ đó tìm kiếm và thâm nhập thị trường. Cùng với đó, các hiệp hội cần có những biện pháp tổ chức các chương trình, sự kiện có ý nghĩa, thiết thực để cùng với nhà nước và các cấp chính quyền hỗ trợ, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong người dân, nhất là giới trẻ. Các chương trình, sự kiện hướng đến tinh thần khởi nghiệp sẽ là những nhân tố quan trọng giúp đưa các dự án kinh doanh của thanh niên, sinh viên đến với xã hội, qua đó nhiều doanh nghiệp trẻ cũng sẽ được ra đời. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang chung tay xây dựng quốc gia khởi nghiệp, những doanh nhân khởi nghiệp trẻ không còn đơn độc trên hành trình sản xuất, kinh doanh mà sẽ luôn có những hiệp hội, cộng đồng khởi nghiệp ở bên cạnh để hỗ trợ, hợp tác và cùng phát triển.

Tóm lại, các Sartup không chỉ là thành phần hình thành nên thị trường và nền

kinh tế, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền cơ cấu kinh tế chuyển dịch để phát triển trong tương lai. Cùng với vai trò giúp giải quyết vấn đề việc làm đối với xã hội, công ty khởi nghiệp cũng chính là hình mẫu lý tưởng để nghiên cứu và áp dụng công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới, gia tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế, phân phối lại nguồn vốn và của cải trong xã hội, mang lại một bộ tư tưởng mới phù hợp hơn dựa trên kiến thức và đổi mới sáng tạo không chỉ đối với thế hệ lao động trẻ mà còn là toàn xã hội. Việt Nam cần chủ động hơn trong việc phối hợp các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách hướng tới hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và tăng cường hợp tác với các nước khác trên thế giới để nắm bắt được các xu hướng, cơ hội và thách thức. Chỉ khi làm được điều đó, Việt Nam sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Báo điện tử VTV (2017), “Nhân sự - bài toán khó cho các startup Việt”,http://vtv.vn/cong-nghe/nhan-su-bai-toan-kho-cho-cac-startup-viet-

20170608094123736.htm,truy cập ngày 28/02/2019

2.1. BSSC, Giới thiệu về BSSC, Business Startup Support Center, http://bssc.vn/gioi-thieu-ve-bssc/, truy cập ngày 11/10/2019.

3. Mandela SH Dixon, You Think You’re a Startup, But You’re Really a Small Business (and that’s totally cool too), Medium, https://medium.com/swlh/you- think-you-re-a-startup-but-you-re-really-a-small-business-and-that-s-totally-cool- too-cd45ff80e6be, truy cập ngày 11/10/2019

4. Lan Phương & Việt Âu (2017), Phong trào khởi nghiệp ở TP HCM – Bài 1: Vai trò quan trọng của ‘vườn ươm’, Khoinghiepsangtao.vn, http://khoinghiepsangtao.vn/phan-tich/phong-trao-khoi-nghiep-o-tp-hcm-bai-1- vai-tro-quan-trong-cua-vuon-uom/, truy cập ngày 15/07/2019.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)(2019), Khảo sát Động thái Doanh nghiệp Việt Nam (VBiS), Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp 2017/2018. Truy cập: http://vbis.vn/bao-cao-chi-so-khoi-nghiep-2017-2018.html, , truy cập ngày 01/10/2019

6. Phương Ngân - Công Thương (2019), Ngày hội khởi nghiệp Việt Nam 2019: Hơn

200 dự án khởi nghiệp tham gia. https://enternews.vn/hon-200-du-an-khoi- nghiep-tham-gia-ngay-hoi-khoi-nghiep-viet-nam-2019-156517.html, truy cập ngày 03/11/2019

7. Terence Lee, What is a startup?, Tech in Asia, https://www.techinasia.com/what- is-startup-definitiontruy cập ngày 03/09/2019.

8. The Global Unicorn Club, CB INSIGHTS, https://www.cbinsights.com/research- unicorn-companiestruy cập ngày 03/09/2019.

9. Topica Founder Institute (2017), 2016 Vietnam Startup Deals, https://www.slideshare.net/quangmd/vietnam-startup-deals-insight-2016, truy cập ngày 03/04/2019.

10. Topica Founder Institute (2018), 2017 Vietnam Startup Deals, https://www.slideshare.net/topicafounderinstitute/vietnam-startup-deals-insight- 2017-87618940 truy cập ngày 11/10/2019

11. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) (2018), Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn

cầu. Truy cập tại:

https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_gii_2018.pdf, truy cập ngày 11/10/2019

12. Trần Anh (2018), Báo Giáo dục, “Thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”, http://www.giaoduc.edu.vn/thanh-pho-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep.htm, truy cập ngày 01/05/2019

13. Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Khởi động

Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019,

https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6282, truy cập ngày 03/11/2019

14. Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ (2018), http://dean844.most.gov.vn/tin-tuc/da-nang-dao-tao-giang-vien-nguon-ve-doi- moi-sang-tao-va-khoi-nghiep.html, truy cập ngày 03/10/2019

Một phần của tài liệu Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở việt nam cơ chế chính sách đến kết quả thực tiễn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w