2.3.1 Chỉ số axit
Chỉ số axit đặc trưng cho nhóm cacboxyl - COOH có trong nhựa. Chỉ số axit được tính bằng số miligam KOH cần thiết cho một gam nhựa để trung hoà hết nhóm cacboxyl. Cơ sở của phương pháp: trung hoà bằng – dung dịch kiềm cho đến khi màu của chất chỉ thị thay đổi.
Cách tiến hành: Cân khoảng 0,5 gam mẫu trên cân phân tích với độ chính xác 0,01 mg rồi cho vào bình nón nút nhám. Hoà tan mẫu bằng 10ml axeton, cho thêm 2 đến 3 giọt chỉ thị phenolphtalein. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KOH 0,1N vào bình lắc đều cho đến khi xuất hiện màu hồng không mất đi trong 30s. Tiến hành chuẩn độ song song với một mẫu trống. Chỉ số axit được tính theo công thức:
Trong đó:
CA: Chỉ số axit của mẫu, mg KOH/1g mẫu
V1,V2: Thể tích dung dịch KOH để định phân tích và mẫu trống, ml
g: Khối lượng của mẫu phân tích
5,6: Số mg KOH có trong 1ml dung dịch KOH 0,1N
2.3.2. Xác định độ nhớt của nhựa nền
Độ nhớt của nhựa được xác định theo tiêu chuẩn DIN 53018 trên nhớt kế BROOKFIEL dạng RVT.
Độ nhớt đo được khi cho một xylanh hoặc đĩa (hay một trục có gắn đĩa) quay trong mẫu làm xuất hiện mômen xoắn cần thiết để thắng trở lực nhớt.
2.3.3. Xác định hàm lượng gel
Phần gel là phần tạo thành mạng lưới không gian không bị trích ly bởi axêton trong dụng cụ soclet với thời gian 1620 giờ.
Cách xác định: Pha trộn nhựa và chất đóng rắn theo tỉ lệ tính toán. Sau đó đưa lên giấy lọc đẫ được trích ly bằng axeton trong dụng cụ soclet 23 giờ và sấy khô một lượng nhỏ 0,1 0,2 gam hỗn hợp nhựa. Để sau một khoảng thời gian xác định ở nhiệt độ nghiên cứu, đem cân mẫu và tiến hành trích ly trong thiết bị solet từ 16 đến 20 giờ. Sau đó lấy mẫu, sấy khô đến khối lượng không đổi, cho vào bình hút ẩm để nguội và cân lại.
Hàm lượng phần gel được tính theo công thức :
Trong đó:
X: Hàm lượng phần gel, g go: Khối lượng giấy lọc, g
2.3.4. Độ bền kéo
Độ bền kéo được xác định theo tiêu chuẩn ISO - 527 - 1993 (E) trên máy LLOYD - LR50K của Anh. Tốc độ kéo 2mm/phút, nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%.
Độ bền kéo được tính theo công thức :
Trong đó:
σk: Độ bền kéo của mẫu, Mpa F: Lực tác dụng, N
A: Tiết diện ngang của mẫu, mm2
2.3.5. Độ bền va đập
Độ bền va đập Charpy được xác định trên máy Radmana ITR- 2000 theo tiêu chuẩn ISO 179-1993, nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%.
Độ bền va đập Charpy được xác định theo công thức:
Trong đó:
W: năng lượng phá hủy, J h: độ dày của mẫu, mm b: chiều rộng của mẫu, mm
PHẦN 3 : ỨNG DỤNG VẬT LIỆU POLYME COMPOSITE