5.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
Bước đầu tiên của quá trình đầu tư sản xuất là đánh giá nhu cầu của thị trường đó.
Việc đánh giá nhu cầu ở đây có thể là đánh giá mức độ rộng lớn của thị trường, những phong tục tập quán nơi sản phẩm của mình được tiêu dùng. Những gì mà Pepsico cho ta thấy là sau khi đã phân tích và đánh giá thị trường Việt Nam họ sẽ xác định sự sẵn có các nguồn lực của mình. Khi một công ty có ý định thực hiện một dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh ở nước ngoài họ cần phải xem xét khả năng huy động các nguồn lực cho dự án ở hiện tại và trong tương lai.Các nguồn lực ở đây có thể là vốn để đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị. Công nghệ để sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với những nhu cầu tiêu dùng ở nước sở tại, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Nguồn lực để thực hiện dự án có thể có sẵn tại nước nhận đầu tư, hoặc phải nhập khẩu từ một quốc gia khác. Các nguồn lực nhập khẩu có phải chịu những rào cản về thương mại hay không. Do đó các dự án đầu tư cần phải tính thêm chi phí bổ xung để đảm bảo đủ vốn cho triển khai và hoạt động của dự án. Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng nhất mà các nhà kinh doanh phải quan tâm cân nhắc kĩ trước khi bước vào một thị trường nào đó.Vấn đề về chi phí nhân công, vấn đề về có phù hợp hay không các yếu tố văn hoá đạo đức, lối sống giữa những người có quốc tịch khác nhau.
5.2. Xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp
Không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới mà Pepsi đang hướng tới các giải pháp về sức khỏe. Tấn công vào các thị trường mới nổi là một hướng đi đúng đắn nhưng Pepsi không chỉ đơn thuần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới mà muốn đưa vào thử nghiệm một mô hình kinh doanh mới. Mô hình này dựa trên mạng lưới đối tác địa phương và hệ thống sản phẩm, dịch vụ có lợi cho sức khỏe chất lượng cao, phù hợp với đa số dân cư.Để thực hiện mô hình này này, Tập đoàn đa quốc gia PepsiCo tập trung phát triển và tiêu thụ các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như Tropicana và Quaker, thay cho các sản phẩm đồ ăn nhanh truyền thống trước đây như nước giải khát Pepsi và khoai tây chiên Frito Lay.Việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp sản phẩm đồ uống và ăn nhanh truyền thống thành một nhà cung cấp các giải pháp về sức khỏe, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế, môi trường phát triển bền vững hứa hẹn mang lại cho PepsiCo một thị trường tiêu thụ rộng lớn trong tương lai. Người tiêu dùng tại các thị trường mới nổi sẽ tiếp cận mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường và sức khỏe này nhanh hơn nhiều so với người tiêu dùng Châu Âu hoặc Mỹ, giống như sự bùng nổ trong việc sử dụng điện thoại di động đã từng xảy ra ở khu vực này trước đó. Pepsi sử dụng các thị trường mới nổi như Ấn Độ để thí điểm mô hình kinh doanh mới vì những thị trường này có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm đóng gói vẫn còn thấp và cạnh tranh không gay gắt như Mỹ hay Châu Âu.
5.3. Trước khi ra quyết định đầu tư cần xác định một chiến lược rõ ràng
Một chiến lược được xác định rõ ràng sẽ giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả .Giúp công ty phối hợp các bộ phận, các phòng ban khác nhau của công ty để đạt được các mục tiêu tốt nhất. Có tác dụng định hướng cho các hoạt động dài hạn,của công ty và là cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động tác nghiệp. Đẩy mạnh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao .Tìm hiểu rõ những nhu cầu, những mong muốn cần phải thay đổi đối với sản phẩm của mình từ đó phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới có những tính năng mới phù hợp đối với những nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng các hệ thống phân phối, các chiến lược marketing một cách hợp lý phù hợp với doanh nghiệp
5.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Nhà lãnh đạo tài giỏi Pepsico Việt Nam đã tạo nên sự thành công chiến lược toàn cầu của công ty trên thị trường Việt Nam. Phạm Phú Ngọc Trai là một CEO xuất sắc giúp Pepsi thành công trên thị trường Việt Nam. Việc lựa chọn chiến lược phù hợp cho công ty sẽ đưa ra hướng đi đúng đắn cho công ty nhưng chiến lược đó có thành công hay không phụ thuộc không nhỏ vào sự tài ba và năng lực của người lãnh đạo. Các công ty đa quốc gia muốn thành công trên thị trường đòi hỏi phải có người lãnh đạo có đủ năng lực để lãnh đạo công ty đi tới thành công. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn xa trên thị trường quốc tế cần có những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đủ tầm cỡ quốc tế.
5.5. Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với từng thị trường
Để sản phẩm có thể đưa đến rộng rãi với người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải có chiến lược Marketing phù hợp. Các chiến lược Marketing của Pepsi vô cùng phong phú và hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập chiêu thức Marketing đặc biệt của Pepsi, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng để sản phẩm của mình đến được rộng rãi người tiêu dùng trên khắp thế giới.
5.6. Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, cứ làm ngày càng tốt những quy trình đã có là sẽ tăng trưởng mạnh. Thực tế, doanh nghiệp tìm thêm được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường trong quá trình thay đổi cách vận hành. Người ta không thể đánh bại các đối thủ và lớn mạnh bằng những phương thức đã cũ, mà phải tìm ra những "trò chơi" mới và nhờ đó vượt mặt đối thủ. Khi mức cạnh tranh với đối thủ Coca-cola trên thị trường trở nên gay gắt, sức ép từ đối thủ cạnh tranh là quá lớn, Pepsico đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh và chính tại phân khúc thị trường này đã đem lại cho Pepsico khoản doanh thu không nhỏ. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi các doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường vốn có của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên tìm cho mình 1 lối đi mới, sử dụng lợi thế tiên phong và tận dụng những lợi thế cạnh tranh của mình để thành công trên những thị trường mới.
THAM KHẢO1. http://hotroontap.com/tieu-luan-nghien-cuu-cong-ty-pepsico-va-bai-hoc-kinh- 1. http://hotroontap.com/tieu-luan-nghien-cuu-cong-ty-pepsico-va-bai-hoc-kinh- nghiem/#II_Co_cau_to_chuc 2. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/pepsico-va-chien-luoc-da-quoc-gia-tai-viet- nam-344066.html 3. https://www.brandsvietnam.com/12952-Pepsi-va-chien-luoc-thuong-hieu-khi- la-nguoi-den-sau 4. http://luanvan.net.vn/luan-van/chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-cong-ty- pepsi-54627/ 5. http://panmore.com/pepsico-organizational-structure-analysis 6. https://www.pepsico.com/about/about-the-company 7. https://www.reuters.com/companies/PEP.DE
8. Barrett, P. T., Haug, J. C., & Gaskins, J. N. (2013). An interview on leadership with Al Carey, CEO, PepsiCo Beverages. Southern Business Review, 37(3), 31- 38.
9. Gardner, J. C., McGowan, C. B., & Moeller, S. E. (2013). Using Coke-Cola and PepsiCo to demonstrate optimal capital structure theory. Journal of Finance and Accountancy, 14, 1.