2. NHÀ Ở TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ( Energy Efficient Home )
2.3.3 Công trình tham khảo
Ngôi Nhà Thông Minh của tỉ phú Bill Gates
Bill Gates là tỉ phú làng công nghệ trên thế giới. Ngôi nhà của ông bên cạnh một ngọn đồi, tại bang Washington, Hoa Kỳ. Đó là ngôi nhà biệt thự được thiết kế một cách tỉ mỉ, nó được mệnh danh là biệt thự Thái Bình Dương, Nó được gọi là "Nhà Thông Minh" đầu tiên trong lịch sử loài người cả về nghĩ đen và nghĩa bóng, do có những hệ thống trang, thiết bị điện tử tinh vi, hiện đại và rất phức tạp được bố trí ở nội thất bên trong
Tổng diện tích của ngôi nhà này là 66.000 bộ vuông (tương đương 6.100 mét vuông). Sau đây là 15 số liệu thực về ngôi biệt thự tích hợp công nghệ cao này của tỷ phú Bill Gates. Dĩ nhiên, ngoài 15 sự thật này, chắc chắn ngôi biệt thự này còn rất nhiều điều sẽ khiến mọi người phải kinh ngạc.
1. Biệt thự của Bill Gates phải mất tới 7 năm mới xây xong và chi phí hết 63 triệu USD.
2. Bể bơi rộng 60 feet (hơn 18 mét) và có cả hệ thống âm nhạc dưới nước. Phòng thay đồ có 4 vòi hoa sen và 2 phòng tắm.
3. Phòng tập thể dục rộng 2.500 bộ vuông (trên 230 mét vuông). 4. Phòng ăn rộng 1.000 bộ vuông (92,9 mét vuông).
5. Khi khách đến nhà, họ sẽ được phát một chiếc cặp ghim tương tác với các cảm biến trong mỗi căn phòng. Tuỳ thuộc vào sở thích của họ, nhiệt độ, âm nhạc và ánh sáng trong các phòng sẽ thay đổi tại bất cứ nơi nào họ đến.
6. Ngôi biệt thự này cũng là một "ngôi nhà Trái đất", rất thân thiện với môi trường, nghĩa là nó sử dụng các vật liệu tự nhiên, tránh thất thoát nhiệt.
8. Ngôi nhà có một căn phòng lò xo với trần nhà cao 20 foot (6 mét), có lẽ căn phòng có bạt lò xò bên trong, nhưng điều này không chắc chắn.
9. Đâu đó trong ngôi nhà có một chiếc máy notebook từ thế kỷ 17 của Leonardo da Vinci, chiếc Codex Leicester mà Gates đã mua với giá 30,8 triệu USD (650 tỷ đồng), do Gates rất hâm mộ Leonardo da Vinci.
10. Có 84 bậc thềm từ lối vào đến tầng trệt. Tất nhiên bạn có thể dùng thang máy để đi nếu lười biếng. 11. Sảnh đón tiếp rộng 2.300 bộ vuông (213 mét vuông) có đủ chỗ cho 150 người dự tiệc ăn tối hoặc 200 người dự tiệc cocktail.
12. Ngôi nhà có tới 24 phòng tắm.
13. Hệ thống loa được ẩn dưới lớp giấy dán tường và âm nhạc luôn quất quýt theo bạn từ phòng này sang phòng khác, tuỳ thuộc vào bạn đi đâu và bạn là ai.
14. Ngôi nhà có gara rộng có thể chứa 23 xe hơi. Như vậy, 23 người có thể lái xe vào nhà của Bill Gates, đỗ xe và sau đó mỗi người sử dụng một phòng tắm riêng. Vậy tính ra vẫn còn thừa một phòng tắm! 15. Bất kỳ ai vào nhà đều có thể "yêu cầu" một bức tranh hoặc ảnh yêu thích trên các màn hình trị giá 80.000 USD kết hợp TV-và-máy tính, hoạt động bởi một số thiết bị lưu trữ máy tính trị giá 150.000 USD.
Tham quan một số hình ảnh về các căn phòng trong ngôi biệt thự tuyệt vời này của Bill Gates theo đường link:
http://astecnhathongminh.vn/en/tin-tuc/ghe- tham-ngoi-nha-thong-minh-cua-bill-
gates.html#.VL5wAlrp6fQ
Thăm nhà thông minh Honda tại Nhật Bản 12
Trong công nghệ ứng dụng năng lượng thông minh, Honda cũng xây dựng một hệ thống giải pháp sản xuất, quản lý và bảo tồn năng lượng sáng tạo. Thông qua mô hình nhà thông minh - Honda Smart Home (HSHS) tại trường đại học danh tiếng Saitama, Nhật Bản.
Honda mới công bố căn nhà thông minh kiểu mẫu nhằm giới thiệu một giải pháp sáng tạo có khả năng tự cung tự cấp nguồn năng lượng "miễn phí" cho các nhu cầu tiêu thụ điện từ sinh hoạt hàng ngày cho
tới giao thông. Đặc biệt giải pháp này có khả năng cung cấp cho con người mọi nguồn năng lượng khi xảy ra thảm họa. Đồng thời cũng giúp giảm lượng khí thải CO2, bằng cách kết nối mạng tuần hoàn cả xe điện lẫn các ứng dụng sinh hoạt gia đình.
Cùng với triển lãm Tokyo Motor Show, trong loạt sự kiện trình diễn các công nghệ mới của Honda, giới báo chí Việt Nam đã đến thăm mô hình nhà thông minh tại Nhật Bản. Đây là căn nhà được thiết kế vẫn đúng như truyền thống kiến trúc Nhật, nhẹ nhàng và ngăn nắp. Nhưng toàn bộ căn nhà được vận hành kết nối bằng một cơ cấu tuần hoàn năng lượng rất độc đáo và hiện đại. Dựa trên nền tảng ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời, điện lưới nhân tạo, khí ga, pin dự trữ, các sản phẩm gia dụng và phương tiện chạy điện thông minh cùng kết nối internet.
Hệ thống nhà thông minh – Honda Smart Home System (HSHS) có đặc điểm nổi bật đầu tiên là thiết kế với phương thức lập trình và quản lý từ xa thông qua các ứng dụng di động. Mô hình nhà HSHS có nhiều nguồn năng lượng sử dụng và dự trữ cùng lúc, hỗ trợ nhau liên tục để vận hành quá trình tiêu thụ năng lượng hiệu quả cho sinh hoạt. Toàn bộ chuỗi liên kết năng lượng này được quản lý bởi thiết bị điều phối năng lượng thông minh - Smart e Mix.
Dựa trên nguồn năng lượng cơ bản là hệ thống pin mặt trời mỏng nhẹ bền, gồm những vật liệu pin thế hệ mới có hiệu suất cao (copper, indium, gallium, selenium). Những tấm pin điện này được dùng kèm với lớp phủ mái nhà, sản sinh ra nguồn điện cung cấp tới 60% nhu cầu năng lượng chính của nhà như hệ thống nước nóng, sưởi ấm, điều hoà không khí, nấu ăn.
Để tận dụng triệt để nguồn năng lượng tái tạo này, HSHS được điều phối bằng hệ thống phần mềm "Smart e Mix" kết hợp với một máy lưu và phát điện đặc biệt được gọi là EXlink. Cái "tủ điện" này có hiệu suất cực mạnh, có khả năng sinh công suất tối đa kèm khả năng thu hồi nhiệt lượng tới 92% để tái tạo lại thành năng lượng mới.
Phần mềm "Smart e Mix" được coi như trí não của căn nhà, nó điều phối năng lượng tận thu và tái tạo trong một chu trình khép kín, công suất không kém gì nguồn điện lưới phổ thông. Căn nhà được kết hợp với EXlink, HSHS có thể tự duy trì điện sinh hoạt ngay cả khi bị cắt đứt điện lưới.
Đi kèm với đó, mô hình HSHS còn được vận hành thông minh bằng các tính năng tự phân tích,thông báo và điều khiển mọi hoạt động trong sinh hoạt nhằm đạt được hiệu suất và tính thuận tiện cao nhất, mà vẫn tiết kiệm điện ga, như tự động nhắc đóng mở rèm lấy sáng, tự động bật tắt đèn khi có hay không có người dùng, tự động điều chỉnh hệ thống WC, chỉnh công suất của đồ gia dụng. Nhất là nó có thể cho người dùng điều khiển các thiết bị gia dụng từ xa ngay trên xe hơi bằng giọng nói, qua hệ thống Internavi (mới có ở Nhật).
Mặc dù Honda vẫn còn trong quá trình hoàn thiện công nghệ dùng năng lượng "thông minh" ít nhất cho tới 2018, cũng như chưa đặt ra giá cả cho những gói giải pháp này, nhưng dù sao đây cũng là một dự án thể hiện tính hoàn thiện và tối ưu hoá năng lượng cho cuộc sống trong tương lai. Hy vọng rằng Honda sẽ áp dụng triết lý tối ưu hoá năng lượng cho tất cả các sản phẩm ở mọi thị trường khác nhau, kể cả tại những nước còn lạc hậu trong tư duy năng lượng như Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần làm thay đổi chính sách năng lượng theo hướng tiến bộ hơn cho người dân.
TẠM KẾT
Nhiều toà nhà đã xây dựng hiện nay, đặc biệt là nhà cao tầng, có các mặt đứng phẳng, nhẵn, mặt kính lớn, kín gió và cửa mái lấy ánh sáng lớn nằm ngang là những mẫu toà nhà của xứ lạnh, hoàn toàn không phù hợp với khí hậu và tập quán của các nước nóng ẩm Việt Nam, tiêu thụ năng lượng lớn, làm xấu môi trường vi khí hậu và ánh sáng trong nhà. Mục tiêu theo đuổi cao hơn của Công trình xanh thế giới là đến năm 2030 các toà nhà mới sẽ “không carbon”, không phát thải khí nhà kính khi vận hành. Nhiều KTS cho rằng, với giá thành tăng ít hoặc tăng không đáng kể, phần lớn công trình có thể đạt được tiêu thụ năng lượng thấp theo các hướng đi riêng, như lựa chọn hình dạng nhà, lựa chọn và bố trí kính trong thiết kế, kết hợp chặt chẽ với các chiến lược làm mát, thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Năng lượng bổ sung cần thiết cho toà nhà hoạt động có thể cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo và sinh học. Vậy nên, khi lĩnh vực xây dựng phát triển theo hướng công trình xanh, sẽ tạo lập
được công nghệ xây dựng mới tiến bộ, hiệu quả, văn minh và phù hợp với đặc điểm khí hậu và cuộc sống người Việt, tạo thành văn hoá kiến trúc – xây dựng Việt Nam.
Hơn nữa, xây dựng công trình theo hướng xanh hóa, thích ứng với BĐKH là một giải pháp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Công trình xanh không mang tính biệt lập, mà liên quan mật thiết đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng quốc gia, tới những vấn đề gần gũi như kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khỏe và môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường đang bị ảnh hưởng ngày càng trầm trọng như hiện nay, phát triển công trình xây dựng xanh theo hướng ứng phó hay thích ứng với biến đổi khí hậu là một xu hướng giải quyết tình thế và tạo lập những vị thế mới của kiến trúc đối với xã hội, khẳng định vị trí không nhỏ của thiết kế kiến trúc công trình nói chung và nhà ở nói riêng trong sự phát triển đô thị bền vững.