4 474CH 25/6 472LC Di chuyển 2 03 472LC 25/9 472LC Di chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tối ưu hóa vận hành lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26 - 28)

2 103 472LC 125/9 472LC Di chuyển 3 89 481CM 89 481CM Giữ nguyên

- Hiệu quả tính toán bù tối ưu đối với các cụm bù có sẵn:

+ P giảm theo CAPO: 2,48 kW.

+ Q giảm theo CAPO: 3,16 kVAr.

3.2.4.5.Chạy điểm mở tối ưu sau khi bù

Kết quả chạy bài toán xác định điểm mở tối ưu sau khi bù là không thay đổi, do đó các điểm bù và điểm mở là hợp lý.

3.2.5. Giải pháp giảm tổn thất đường dây và tổn thất MBA

3.2.5.1.Cải tạo đường dây trung áp.

Bảng 3. 5. Các đoạn đường dây đang có tổn thất cao

STT Tên tuyến Khoảng cột Dây dẫn hiện trạng Chiều dài (km) Tổn thất hiện trạng (KW) 1 372CH 01-171 3xAC95 20,05 49,17 2 472LC 02-89 3xAC95 4,46 23,07

Để thực hiện giảm TTĐN trên 2 đoạn đường dây trung thế nói trên, tác giả mạnh dạn đề xuất nâng tiết diện dây dẫn từ 3xAC95 lên 3xAV185 vừa đảm bảo giảm TTĐN vừa nâng cao ĐTC CCĐ.

Thực hiện chạy lại tổn thất 2 xuất tuyến nói trên sau khi thay thế dây dẫn ta được kết quả như sau:

DUT.LRCC

Bảng 3. 6. Khối lượng đường dây cần nâng cấp sửa chữa

STT Tên

tuyến

∆P đường dây trước khi đầu

tư (kW)

∆P đường dây sau khi đầu tư

(kW)

Tồn thất giảm được sau khi đầu tư (kW)

1 372CH 137,52 81,11 56,41

2 472LC 81,30 48,41 32,89

Nếu hai đoạn đường dây trên được đầu tư thì tỷ lệ TTĐN khu vực Điện lực Phú Lộc sẽ giảm 0,2%.

3.2.5.2.Giảm tổn thất điện năng MBA

Sử dụng MBA lõi thép vô định hình Amorphous nhằm giảm TTĐN trong MBA

Theo tính toán, Nếu các MBA phân phối được thay thế toàn bộ bằng MBA Amorphous thì tỷ lệ TTĐN khu vực Điện lực Phú Lộc sẽ giảm 0,27%

Thời gian thu hồi vốn là 7 năm;

IRR (Hệ số hoàn vốn kinh tế nội tại) = 18%,

NPV (thu nhập thực tế quy về hiện tại) = 38,75 triệu đồng. Đây là giải pháp mang tính lâu dài, ổn định và hiệu quả, góp phần giảm TTĐN theo lộ trình trong thời gian tới. Tuy nhiên, vốn đầu tư để thay thế toàn bộ máy biến áp hiện hữu trong thời gian ngắn là hết sức khó khăn, cần có lộ trình nhiều năm để thực hiện.

DUT.LRCC

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tối ưu hóa vận hành lưới

điện phân phối Điện lực Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế” đã thực

hiện được một số nội dung mới như sau:

Đã thu thập, khảo sát hiện trạng tổn thất trên lưới điện phân phối huyện Phú Lộc; đã phân tích tổng hợp dữ liệu thu được phục vụ cho tính toán tổn thất điện năng trên lưới bằng phần mềm PSS/ADEPT.

Đã xây dựng được sơ đồ tính toán cơ bản và bộ dữ liệu đầu vào cần thiết cho phép tính toán tổn thất kỹ thuật lưới điện phân phối huyện Phú Lộc với kết quả chính xác và thời gian tính toán nhanh.

Trên cơ sở kết quả tính toán thu được đã xác định được vị trí đặt bù tối ưu với các dung lượng bù cho trước, tìm điểm mở tối ưu cho mạch vòng hiện hữu.

Đề xuất đầu tư, sửa chữa nâng cấp lưới điện trung thế, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng (MBA Amorphous).

Sơ đồ tính toán lưới điện được lập cho khu vực huyện Phú Lộc giúp cho Đơn vị quản lý có thể sử dụng lâu dài phục vụ công tác tính toán phương thức vận hành, hỗ trợ cho cán bộ kỹ thuật trong việc lựa chọn danh mục đầu tư được chính xác, hiệu quả.

Các giải pháp đề xuất nhằm giảm tổn thất điện năng lưới điện khu vực huyện Phú Lộc có tính khả thi cao vì khối lượng và tiền vốn đầu tư không nhiều, có thể triển khai thực hiện ngay trong điều kiện hiện nay. Vì thế, nên thực hiện để góp phần giảm tổn thất điện năng trong thời gian tới.

Tuy đề tài còn một số hạn chế nhất định nhưng tôi mong rằng với nội dung được đề cập trong đề tài sẽ đóng góp một phần nào đối với hoạt động nhằm giảm tổn thất của Điện lực Phú Lộc được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tối ưu hóa vận hành lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)