Thừa Thiên Huế
b) Về triển khai ứng dụng tìm kiểm lộ trình xe buýt trên thiết bị di động bị di động
c) Cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, thúc đẩy phát triển GTCC GTCC
3.4. KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. 1. Kết luận.
Luận văn đã tiến hành phân tích các số liệu hiện nay về giao thông công cộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế; tham khảo các mô hình quản lý điều hành của các tỉnh, thành phố có tính chất tương đồng trong nước và trên thế giới; đánh giá, nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý, điều hành cho tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và hướng phát triển cho tương lai.
Các kết quả chính đạt được của luận văn bao gồm:
Luận văn đã đánh giá tổng quan về các loại hình, phương tiện GTCC một số đô thị trong và ngoài nước; làm rõ được ưu, nhược; rút ra được một số bài học kinh nghiệm, cần nghiên cứu, phát triển để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế; các nhóm nguyên nhân và là nhân tố quan trọng khiến người dân chưa sẵn sàng từ bỏ phương tiện cá nhân để chuyển sang xe buýt.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã nghiên cứu, đề xuất được 5 nhóm giải, gồm: Nhóm các giải pháp sắp xếp, nâng cao chất lượng mạng lưới (tối ưu mạng lưới tuyến); nhóm giải pháp về định hướng phát triển loại hình GTCC; giải pháp về hệ thống cơ sở hạ tầng (nhà chờ, bến bãi); giải pháp về hệ thống và chất lượng phương tiện, dịch vụ; và nhóm các giải pháp về chính sách, quản lý, điều hành GTCC.
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho các đô thị có điêu kiện tương tự như tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Kiến nghị:
Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, khai thác hệ thống GTCC cùng đồng hành, vào cuộc để thực hiện đồng bộ, đồng thời nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển loại hình GTCC; từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, mang lại tính tiện nghi, tiện ích và thoải mái cho người sử dụng, thu hút đông đảo người dân đi lại bằng xe buýt, giảm phương tiện cá nhân nhằm hạn chế tối đa ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiểm môi trường.