1. KẾT LUẬN
Quản lý hệ thống giao thông tĩnh có vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý hệ thống giao thông nói chung, nhất là tại thành phố Huế với quỹ đất hạn hẹp và bắt đầu phát triển so với các đô thị lớn trong nước. Do đó, việc quản lý hiệu quả, hợp lý hạ tầng giao thông tĩnh sẽ góp phần giải quyết các khó khăn của hệ thống giao thông như hạn chế phương tiện cá nhân, quy hoạch sử dụng đất cho hạ tầng giao thông hợp lý, khuyển khích các nhả đầu tư tư nhân cùng tham gia vào quá trình phát triển hạ tầng, từ đó mang lại diện mạo mới cho giao thông đô thị.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên bàn thành phố Huế” đã đạt được một số mục tiêu sau:
Về quy hoạch:
- Về các biện pháp trước mắt, do chưa có đủ kinh phí để xây dựng bãi đỗ xe tập trung đồng thời lưu lượng xe trên các tuyến phố chưa cao nên sử dụng một phần đường bên phải chiều xe chạy làm điểm dừng đỗ xe tại các tuyến đường với diện tíchbvới tổng cộng khoản 14100 m2 cho phép sử dụng để đậu xe ô tô thường xuyên thuộc 21 tuyến đường của 8 Phường.
+ Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
+ Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
- Tổ chức rà soát quy hoạch dự kiến, bổ sung quỹ đất giao thông tĩnh khu vực phía nam thành phố Huế với diện tích khoảng 114,318m2.
Về quản lý vận hành:
- Ứng dụng công nghệ thông minh, xây dựng các phần mềm quản lý bãi đỗ vào công tác quản lý vận hành, tích hợp dữ liệu từ các camera được lắp đặt bãi đỗ xe, cột đèn giao thông dọc tuyến về Trung tâm giá sát điều hành đô thị thông minh, góp phần hướng tới
xây dựng, hoàn thiện kiến trúc ICT đô thị thông minh Thừa Thiên Huế.
2. KIẾN NGHỊ
- Kiến nghị nghiên cứu tính toán quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đối với từng khu vực cụ thể của đô thị (khu vực trung tâm, khu vực phát triển mới..từ đó đưa chỉ tiêu nhu cầu cho hệ thống giao thông tĩnh đô thị vào các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ nhu cầu tối thiểu/tối đa dành cho đất giao thông tĩnh cho toàn khu vực đô thị và các khu vực cụ thể, đồng thời nội dung này cần được tính toán, đề cập trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
- Kiến nghị đưa các chính sách quản lý nhu cầu giao thông đô thị lồng ghép trong các chiến lược/đề án của địa phương, đề rõ các mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện thích hợp nhằm giảm ùn tắc giao thông, TNGT và thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng.