Một số công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs trong các loài động vật hoang dã trong ít nhất 55 loài động vật có xương trong 13 quốc gia và ba châu lục. Những loài động vật có vú bao gồm như cá voi và gấu bắc cực; bò sát như rùa; cá, bao gồm cá hồi nâu, cá hồi Chinook, cá ngừ vây xanh và cá kiếm; một số loại chim săn cá và đại bàng đầu trắng gồm cá, chim, động vật có vú và động vật biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs xuất hiện rộng rãi trong sinh vật hoang dã. Trong đó, PFCs có thể tích lũy sinh học nhiều hơn đối với các loài nằm trong các bậc dinh dưỡng cao hơn của chuỗi thức ăn [11].
PFOS đã được phát hiện ở động vật hoang dã ở nồng độ cao hơn mức trung bình có trong công nhân nhà máy tiếp xúc. Cụ thể, bốn quả trứng chim nhạn biển Caspian ở Michigan đã được quan sát để có một nồng độ trung bình là 2605 ng/g, và 09 cá thể chồn nâu ở Nam Mỹ đã được quan sát để có một nồng độ trung bình trong gan là 2085 ng/g, trong khi nồng độ trong máu của năm nhân viên làm việc trong một nhà máy sản xuất các hợp chất Flo 3M ở Decatur, Alabama trung bình 1 320 ng/mL vào năm 2000 [8].
Các hợp chất PFOS cũng được phát hiện trong các động vật ở những nơi xa khu dân cư và khu công nghiệp. Phát hiện hàm lượng PFCs trong gấu Bắc cực ở Alaska trong 17/17 con gấu được thử nghiệm, nồng độ trung bình trong gan là 350 ng/g, Hàm lượng PFOS trung bình trong huyết tương của 33 cá thể chim đại bàng đầu trắng dưới 70 ngày tuổi ở Trung Tây, Hoa Kỳ là 330 ng/mL, cá heo từ biển Adriatic ngoài khơi bờ biển của Riccione, Ý (phát hiện ở 3/3 cá heo mũi dài, nồng độ PFOS trung bình trong máu là 143 ng/mL, chim hải âu lớn ở Midway Atoll (phát hiện ở 6/6 chim hải âu lớn, nồng độ PFOS trung bình trong máu là 16 ng/mL) [11].
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Lâm và cộng sự năm 2015 được thực hiện tại Trường Đại học Chonnam, Hàn Quốc đã chỉ ra sự có mặt các hợp chất PFCs trong các loài giáp xác, cá và động vật thân mềm ở một số con sông tại các
khu công nghiệp và nông thôn khu vực phía nam Việt Nam bao gồm sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), sông Mê Kông (tỉnh Vĩnh Long) và sông Đà Rằng (tỉnh Phú Yên), trong đó hàm lượng axit pefloundecanoic được phát hiện ở mức cao nhất là 16,9 ng/g trọng lượng ướt [19].