Trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân lập vi khuẩn oxi hóa sắt ưa axit (FOB) phục vụ cho công nghệ tuyển khoáng sinh học (Trang 32 - 34)

Hiện nay, trên thế giới công nghệ bioleaching đã đƣợc ứng dụng rất thành công trong nghành công nghiệp khai khoáng ở nhiều quốc gia nhƣ Chile, Mỹ, Canada, Mexico, Nam Phi, Brazil, Ghana, Peru…

Bảng 1.4.Sảnlƣợng đồng củaChile và trên thế giới đƣợc khai thác bằng công nghệ tuyển khoáng sinh học (Gentina và Fernando, 2016; Ortiz, 1985; www.cochilco.cl)

Sản lƣợng đồng chủ yếu đƣợc khai thác từ các quặng chứa sulfide đồng nhƣ chalcopyrite (CuFeS2), chalcocite (Cu2S), covellite (CuS), bornite (Cu3FeS3), enargite (Cu3AsS4), and tennantite (Cu3AsS3) (Gentina và Fernando, 2016). Không chỉ ứng dụng trong tuyển quặng đồng và uranium mà hiện tại nhiều quặng sulfide của các kim loại quý khác nhƣ kẽm, vàng, bạc, nikel…cũng đang đƣợc khai thác bằng công nghệ bioleaching.

Bên cạnh việc mở rộng ứng dụng của công nghệ bioleaching trong công nghiệp khai thác quặng thì nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải thiện và nâng cao hiệu suất của quá trình hòa tách vẫn đang đƣợc các nhà khoa học trên thế giới thực hiện. Sự phát hiện vi khuẩn ƣa nhiệt Leptospirillum ferriphilum trong chi

Leptospirillum, khác biệt với L. ferrooxidans (đƣợc biết đến từ lâu) qua khả năng phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 45ºC (Coram và Rawling, 2002) là cơ sở để phát triển công nghệ tuyển khoáng sinh học ở nhiệt độ cao, cho phép tăng hiệu suất hòa tách quặng lên mức đáng kể.

Bên cạnh đó, các loại quặng vàng và một số quặng của kim loại quý khác thông thƣờng có các lớp vỏ bao bọc bên ngoài là suldide kim loại. Do vậy, quá trình tiền xử lý quặng để hòa tan lớp vỏ sulfide kim loại bên ngoài góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất khai thác (Groza và cs, 2008). Trên thế giới, có nhiều công ty sử dụng công nghệ bioleaching cho mục đích tiền xử lý quặng vàng nhƣ BIOX, Bactech, Eldorado (Bảng 1.5).

Bảng 1. 5.Ảnh hƣởng của bƣớc tiền xử lý quặngvàngbằng bioleachig tới hiệu suất khai thác tại một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên thế giới (Olson và cs, 2003).

Một phần của tài liệu Phân lập vi khuẩn oxi hóa sắt ưa axit (FOB) phục vụ cho công nghệ tuyển khoáng sinh học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w