QHĐT là các công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị, bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu chung của QHĐT là thiết kế sự phân bố và sắp xếp không gian cho một vùng lãnh thổ. QHĐT được xem xét theo các mục tiêu và định hướng cho sự phát triển lâu dài về kinh tế - xã hội, sử dụng đất, an ninh quốc phòng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực quan trọng.
Tại Việt Nam, QHĐT thực hiện theo các loại và các cấp độ khác nhau được tóm tắt trong Khung 2. Các quy định liên quan đến việc lập QHĐT được ban hành theo Luật QHĐT.
Khung 5: Các loại QHĐT
Quy hoạch chung đô thị: Quy hoạch chung đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
Quy hoạch phân khu: Quy hoạch phân khu được lập cho các khu chức năng của thành phố, thị xã. Quy hoạch phân khu là sự cụ thể hóa của quy hoạch chung đô thị nhằm xác lập cơ sở cho các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư.
Quy hoạch chi tiết đô thị: Quy hoạch chi tiết đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho các thành phố trực thuộc trung ương, là sự cụ thể hóa các định hướng quy hoạc hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chung thành phố, nhằm xác lập cơ sở cho các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật bao \gồm các lĩnh vực: giao thông, cao độ nền và thoát nước mặt, cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trangvà thông tin liên lạc.
Nội dung yêu cầu của các loại hình QHĐT được quy định chi tiết tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư số 10/2010/TT-BXD.
Khi lập QHĐT, thường áp dụng quy trình 7 bước được tóm lược tại Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Tóm tắt quá trình lập QHĐT T Bƣớc T Lập nhiệm vụ Thu thập dữ liệu Phân tích Lựa chọn phát triển
- Tiềm năng khai thác quỹ đất xây • Diện tích đất và tiêu chuẩn đối với dựng đô thị
Tính chất và chức năng của đô • Các chỉ tiêu sử dụng đất, các chỉ thị
Quy mô dân số lao động xã hội hệ số sử dụng đất và tầng cao đối với theo các phương án dự báo
T Bƣớc T Lập quy hoạch Đánh giá và phê duyệt Thực hiện quản lý hoạch