năm 2016. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng đi vay nhiều về năm sau. Công ty nên tìm cách hài hoà giữa đồng vốn chủ sở hữu với đồng vốn vay nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận và để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, chủ động trong nguồn vốn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK ĐẠI PHONG CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK ĐẠI PHONG 3.1. Phương hướng phát triển của Công Ty Đại Phong trong thời gian tới 3.1.1. Các mục tiêu ngắn hạn
- Duy trì mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận đạt mục tiêu đề ra. - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp và khách hàng thân thiết.
- Phát triển đội ngũ nhân viên văn phòng, kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao,
nâng cao trình độ ngoại ngữ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
- Tối ưu việc sử dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing thu hút nhiều khách hàng trong những năm tới.
- Triển khai thực hiện nhiều dự án kinh doanh mới mang tính phát triển bền vững và mở rộng.
- Đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Nâng cao năng lực quản lí, kiểm tra và khả
năng kiểm soát nội bộ công ty một cách chặt chẽ.
3.1.2. Các mục tiêu dài hạn
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm thị trường khắp các miền trên cả nước
- Thu hút các hãng sản xuất lớn lựa chọn đầu tư làm đại lý, nhà phân phối độc
quyền tại Việt Nam.
- Mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận, thiết lập hệ thống các chi nhánh ở các tỉnh. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn.
- Hoàn thiện cơ chế tự cung cấp vốn kinh doanh nhằm khai thác tối đa nội lực của công ty. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giảm thiểu chi phí gây lãng phí.
- Nghiên cứu cơ chế huy động vốn hợp lý, tạo nguồn vốn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lâu dài; đặc biệt quan tâm đến thu nhập, chế độ đãi ngộ đối với nhân viên.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Công Ty TNHHThương Mại Và XNK Đại Phong Thương Mại Và XNK Đại Phong
3.2.1. Đẩy mạnh công tác bán hàng
- Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng mà công ty nên có chính sách thu tiền bán hàng linh hoạt hơn. Đồng thời kết hợp việc áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.
- Áp dụng các phương thức thanh toán chủ yếu như đặt cọc, thanh toán trả trước và nhiều lần theo tỷ lệ nhất định… Hạn chế tối đa phương thức thanh toán trả chậm: nhận hàng rồi thanh toán. Nên có chính sách mềm mỏng để tránh công ty bị chiếm dụng vốn, không chủ động được tài chính lại phải đi vay.
- Cố gắng khai thác thị trường khách lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng có tiềm năng như các nha sỹ mở phòng khám nha khoa khá nhiều. Hoặc thu hút tham gia đấu thầu hạng mục hàng thiết bị y tế cho các cơ sở y tế.
- Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi như bảo hành, lắp đặt, sửa chữa, vận chuyển hàng đến tận nơi đối với khách hàng truyền thống nhằm cũng cố mối quan hệ tốt đẹp và lâu bền. Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt với những khách hàng mới có tiềm năng nên bán với giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu.
3.2.2. Giảm thiểu các chi phí gây lãng phí
- Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể về tình hình doanh thu để xác định lượng hàng tồn kho cho hợp lý tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.
- Rà soát và nâng cao ý thức cho toàn nhân viên cần sử dụng tiết kiệm năng lượng như điện, xăng dầu trong vận chuyển. Mua sắm và sử dụng công cụ dụng cụ hợp lý, hạn chế tối đa chi phí văn phòng phẩm bằng biện pháp định mức cho khoản này hoặc lập dự toán tránh lợi dụng cho việc tư.
- Công ty chủ động tìm hiểu thị trường nước ngoài lựa chọn nguồn cung cấp với chất lượng hàng đầu và mức giá hợp lý nhất. Tránh tình trạng mua hàng giá thấp nhưng các chi phí vận chuyển, bốc dỡ lại cao; hàng kém chất lượng lại vận chuyển bảo hành, sửa chữa… Những chi phí này gây lãng phí không cần thiết. Công ty phải cân nhắc chọn nguồn hàng, địa điểm, phương tiện, nơi bảo quản tốt nhất khi nhập khẩu.
- Công ty cần phải tìm biện pháp thích hợp để duy trì lượng hàng tồn kho phù hợp. Hàng tồn kho chiếm quá lớn sẽ khiến cho hoạt động SXKD được liên tục, cung ứng nhanh chóng. Nhưng mặt khác làm cho ứ đọng vốn, hàng tồn để lâu giảm chất lượng, bị lỗi thời…
- Đồng thời tăng cường thu hồi công nợ ở các khoản phải thu nhằm nâng cao hệ số khả năng thanh toán nhanh lên ở mức hợp lý nhất. Đối với các khoản nợ quá hạn cần theo dõi sát sao, đôn đốc giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng một lượng vốn cho công ty để tài trợ cho các nhu cầu vốn trong kinh doanh, hạn chế được vay nợ . - Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, phải có cách sử dụng đem lại hiệu quả.
3.2.4. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý
- Công ty cần tránh lạm dụng các khoản nợ để phục vụ mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa là chủ yếu. Cần đưa cơ cấu nguồn vốn cân bằng hơn để chủ động về tài chính, không chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và vay ngân hàng.
- Tính toán hiệu quả kinh tế, thường xuyên đánh giá nhu cầu vốn của công ty. Sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, chỉ sử dụng nợ sau cùng nếu đã qua các cách thức huy động vốn khác phù hợp với công ty.
- Rà soát, kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, điều chỉnh hệ số nợ trên VCSH.
- Có kế hoạch huy động VCSH cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh và tình hình tài chính đảm bảo cơ cấu nguồn vốn cân bằng nhất.
3.2.5. Nâng cao trình độ nhân viên công ty
- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bằng cách cho tham gia học hỏi các khóa đào tạo ngoại ngữ, lớp kỹ thuật do bên nhà cung cấp hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của công ty.
- Nâng cao trình độ tin học, công nghệ thông tin để đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm rộng khắp hướng tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Nâng cao tay nghề nhân viên để thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi nhanh chóng, chính xác.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý công ty có quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau cùng điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách gọn nhẹ, linh hoạt và tối ưu. Có như vậy mới giúp công ty phát triển nhanh chóng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
KẾT LUẬN
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai.
Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Đánh giá được tình hình doanh thu thông qua các chỉ số tài chính là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp hiện nay. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao được hiệu quả tài chính sẽ góp phần làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Dù mới thành lập và phát triển hơn 10 năm với không ít khó khăn, thử thách, nhưng
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI PHONG đang tìm được chỗ đứng và vị trí của mình. Hoạt động của công ty luôn mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao, đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Em hy vọng công ty sẽ ghi nhận và sử dụng những biện pháp trên đây nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chính giai đoạn 2014- 2016, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển ngày một tốt hơn.
Qua thời gian ngắn thực tập tại công ty em chưa thể nghiên cứu sâu, đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh Công Ty TNHH Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Đại Phong. Bản thân em tự thấy kiến thức của mình còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có đủ nên bài thu hoạch báo cáo thực tập này sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty và quý thầy cô giáo, đặc biệt là ThS. Vũ Nam Phương để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
- Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội.
- Lê Đình Thảo, Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ
yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội” (Năm 2011).
- Nguyễn Độc Lập, Khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đăng Thực” (Năm 2014).
- Nguyễn Diệu Linh QTKD 47, Đề tài luận văn “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010” (Năm 2012). - https://ub.com.vn “Các chỉ tiêu tài chính, công thức và ý nghĩa”
- Website của Công Ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Đại Phong www.daiphongdental.com
- http://khotailieu.com - Bùi Nguyên Khoa, Báo cáo “THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI PHONG” (NĂM 2012)
- Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 của Công Ty TNHH Thương Mại và Xuất