Bộ Cơ quan ngang Bộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2 quản lý hành chính NN 1 (Trang 25 - 26)

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP

b. Bộ Cơ quan ngang Bộ

1. Vị trí, chức năng của Bộ - Cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các địch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà

nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam gồm 18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ; 08 cơ quan thuộc Chính phủ).

- Cơ quan Chính phủ là cơ quan do Chính phủ quyết định thành lập (không cần Quốc hội phê chuẩn). Cơ quan thuộc Chính phủ có 2 loại:

+ Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quan lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ

- Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;

- Cục, Tổng cục (không nhất thiết Bộ nào cũng có); - Các tổ chức sự nghiệp. Trong đó:

+ Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, một việc không giao cho nhiều vụ.

+ Cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cục thành lập phòng và đơn vị trực thuộc. Cục có con dấu và tài khoản riêng.

+ Tổng cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp, không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức Tổng cục, bao gồm: cơ quan Tổng cục (gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc); Cục ở cấp tỉnh, chi cục (ở cấp huyện nếu có). Tổng cục có con dấu và tài khoan riêng.

+ Tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ được thành lập để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công; tổ chức sự nghiệp của Bộ không có chức năng quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2 quản lý hành chính NN 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w