PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 –

Một phần của tài liệu (Thảo luận kinh tế phát triển) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2000 2010 (Trang 25 - 29)

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

1. Phương hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

• Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.

• Định hướng phát triển công nghiệp

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết, tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp

• Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch.

Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới.

• Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng

Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bảo đảm 60% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch. Hoàn thành các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng đô thị ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng... như các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, nâng cao năng lực giao thông đô thị, cung cấp nguồn nước cho công nghiệp và đô thị gấp 2 lần so với hiện nay. Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn.

• Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo

Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục. Định hình quy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp.

• Định hướng phát triển khoa học và công nghệ

Trong 10 năm tới cần tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng trong từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế.

• Định hướng phát triển văn hoá

Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hoá với bên ngoài. Tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hoá; tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm

sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người. Phấn đấu 80% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá; 50% làng xóm, khu phố đạt chuẩn văn hoá quốc gia; 78% xã phường có nhà văn hoá; bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm.

2. Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong Báo cáo của Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII (tháng 10- 11-2008) đã nêu rõ có nhiều nguyên nhân khiến cho kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng từ đầu năm 2008 đến nay, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH còn chậm. Vì thế đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH vẫn được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Cụ thể, để phấn đấu đạt được mục tiêu kế hoạch chuyển dịch CCKT đến năm 2010 như Đại hội X đã đề ra, cần thực hiện tốt hơn nữa những vấn đề sau đây:

 Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

 Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần

đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả.

 Chuyển dịch CCKT hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT.

 Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

 Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp, các địa phương, cơ sở… cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề này, tránh tình trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên như vừa qua và hiện nay công luận vẫn đang tiếp tục lên án về không ít các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi trường.

V – PHẦN KẾT LUẬN

Nói tóm lại, đề tài thảo luận giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn phần nào về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm là sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng chậm do đời sống của nười dân còn thấp. Sắp tới, tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên cùng với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Quá trình đô thị hóa và quá trình mở cửa hội nhập sẽ diễn ra mạnh mẽ

Cơ cấu thành phần kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế dân doanh. Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm về tỷ trọng nhưng vẫn giữ những ngành then chốt cơ sở hạ tầng và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Cơ cấu kinh tế theo vùng sẽ có chuyển biến theo hướng phát triển mạnh các vùng ven biển và kinh tế biển. Các vùng miền núi, vùng sâu, cửa khẩu biên giới sẽ được đầu tư nhiều hơn bằng nhiều chương trình mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước và xã hội, đặc biệt là chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (Thảo luận kinh tế phát triển) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2000 2010 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w