4. Hậu quả vi phạm đạo đức của công ty URC và sự tác động của các yếu tố bên ngoà
4.2 Sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới công ty URC sau hành vi vi phạm
4.2.1 Các yếu tố xã hội tác động tới công ty TNHH URC:
Kết quả một cuộc khảo sát thị trường mới đây cho thấy, thị phần của C2 trong ngành hàng trà uống liền đã tuột dốc không phanh trong năm 2016:
Vào tháng 3/2016, C2 chiếm gần 38% thị phần, vượt mặt cả những đối thủ sừng sỏ như Trà Xanh 0 độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh (Tân Hiệp Phát) và Trà ô-long TEA+ (Pepsi). Nhưng thị phần C2 đã sụt giảm lần lượt xuống mức 23% và 17% trong các quý II và III/2016. Đến cuối năm cuối năm 2016, thị phần ngành trà uống liền đã được phân chia lại rõ nét, khi Trà xanh 0 độ vươn lên vị trí số một tuyệt đối với gần 41%, C2 xếp thứ hai với hơn 16% và không còn khoảng cách lớn với trà ô-long TEA+ (gần 14%) và
Dr.Thanh (gần 13%).
Công ty (Việt Nam) không bị giải thể nhưng sẽ bị khủng hoảng về tài chính do
không bán được hàng tại thị trường Việt Nam, sản phẩm tồn kho và bị trả về dẫn đến doanh thu, lợi nhuận bị sụt giảm mạnh.
Giá trị công ty trên thị trường bị sụt giảm (thị trường chứng khoán), các đối thủ
cạnh tranh lợi dụng cơ hội chiếm lấy thị phần.
23
Công ty TNHH URC Hà Nội nói riêng và Tổng công ty URC nói chung bị ảnh
hưởng đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu.
Người tiêu dùng không còn tin tưởng vào công ty và tất nhiên họ sẽ tẩy chay sản
phẩm C2, nước tăng lực Rồng đỏ và cả những sản phẩm khác của công ty dù những sản phẩm khác không bị vi phạm nhưng vẫn bị mất thị phần trên thị trường Việt Nam.
Sau gần 2 năm vụ việc trên xảy ra, phải đến tháng 2/2017, theo thông tin từ URC, Tập đoàn mới khởi động trở lại thương hiệu này. Tuy nhiên, sự quay trở lại này của Urc ặp không ít khó khăn khi mà người tiêu dùng không còn ủng hộ sản phẩm của URC như trước. Điều này đã khiến thị phần của C2 giảm đi một cách rõ rệt. Cụ thể, thị phần URC năm 2016 trước scandal chiếm lĩnh tới 35%, thì hiện nay đã sụt giảm đáng kể.
4.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Ông Lance Gokongwei, CEO Tập đoàn URC, từng nhận định: “Thật khó biết khi nào URC sẽ hồi phục lại thị phần như trước đây. Chúng tôi không đưa ra kỳ vọng đó, chúng tôi biết rằng sẽ rất khó khăn.”
Có lẽ lúc này URC biết rằng khó trở lại “giấc mơ xưa” với thị phần có lúc gần bám kịp “ông lớn” Tân Hiệp Phát.
xưa vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể, thị phần trà đóng chai uống liền (RTD) của URC cuối tháng 9/2017 đã giảm về 14,6%. Như vậy, URC đã đánh mất ngôi vị nhà sản xuất trà xanh đóng chai thứ hai ở Việt Nam trong khi Tân Hiệp Phát vẫn giữ ngôi đầu bảng, chiếm 53% thị phần (RTD) của URC ở Việt Nam. Trong khi Tân Hiệp Phát đối thủ cạnh tranh về trà xanh đóng chai vẫn chiếm 53% thị phần.
Nếu như trước đây URC Việt Nam coi Tân Hiệp Phát là đối thủ chính thì hiện nay tình thế đã thay đổi. Tân Hiệp Phát đã ở tầm rất khác, cao hơn URC rất nhiều. Đối thủ trực tiếp của URC hiện nay nhiều khả năng là liên doanh Suntory PepsiCo (với nhãn hàng trà ô long TEA+) đang chiếm khoảng 16% thị phần.
4.2.4 Chính phủ và pháp luật
Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật hợp danh Thiên Thanh), Bộ luật Hình sự 2015 vừa được Quốc hội 13 thông qua có hiệu lực từ 1/7/2016, quy định: doanh nghiệp
25
URC đang cố "đổ mọi tội lỗi" lên 2 lô hàng nhiễm chì. Ảnh: Thông báo của URC trên
báo.
“Trước đó, URC đã rơi vào trạng thái bị cả cộng đồng quay lưng, soi mói, giận dữ, người dùng mất thiện cảm, hơn nữa, luôn bị cá nhân hay tập thể có tên Facebooker Tran Ngoc Nga dồn “vào chân tường” buộc công khai, phơi bày tất cả sự thật. Nhưng không ai dại gì lộ hết chân tướng ra theo kiểu “lạy ông tôi ở bụi này”, vì vậy, URC đã xử lý tình huống cứu nguy cho chính mình bằng cách: Chấp nhận để mình bị phạt. Việc để Bộ Y tế phạt gần 6 tỷ đồng không ngoài dự tính và các bước đi bài bản của URC” – ông Thắng nhận xét.
Bằng cách này, URC sẽ giải tỏa ngay cơn nóng giận của tất cả của mọi người, làm dịu đi bức xúc của người dùng suốt một thời gian dài. Động thái cuối cùng, theo chuyên gia Phạm Hùng Thắng, URC chỉ cần xin lỗi là coi như câu chuyện khép lại với một cái
kết khá nhẹ nhàng cho URC, chứ không hề thiệt hại nặng nề như Tân Hiệp Phát.
“So với vụ con ruồi, thiệt hại của URC lần này, tôi nghĩ sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Vấn đề ở đây là họ không hề mất đi doanh số bởi những gì đã sản xuất ra hay những gì sản xuất sắp tới mà chỉ mất doanh số của 2 lô hàng không biết là ảo hay thật kia.
Nếu để ý sẽ thấy URC trong các phát ngôn gần đây đều nhấn mạnh vào 2 lô hàng bị nhiễm chì nặng, họ nói rõ từ ngày sản xuất, từ hàm lượng chì vượt mức… họ đang cố tình đẩy tất cả tội lỗi vào 2 lô hàng này còn các lô hàng khác thì… “vô tư”, “không sao cả” – ông Thắng đánh giá.
URC đã quay ngược ván cờ, bất đắc dĩ, thay vì chối bỏ trách nhiệm, họ đã chủ động trực tiếp liên hệ với cơ quan pháp lý nhà nước để tạm dừng lưu thông và ra quyết định tịch thu đối với các lô hàng “nghi” nhiễm chì nặng. Thậm chí, để cơ quan nhà nước phạt họ, vì phạt mới có cái để mà nói.
Nó cũng giống như việc: “Khi công ty tôi có một nhân viên mắc lỗi, tôi sẽ bắt nhân viên đó tới trực tiếp xin lỗi đối tác, đồng thời, trước mặt đối tác, tôi – với tư cách là một ông chủ sẽ mắng xối xả nhân viên, yêu cầu ngay lập tức nghỉ việc… Tuy nhiên, khi tôi cư xử nặng nề, hà khắc như vậy, đối tác từ tình thế nóng giận, bắt bồi thường như trước đó, lại quay ra bảo vệ nhân viên, hạ giọng để cho qua chuyện.
Cái quan trọng nhất ở đây không phải là tiền bạc mà là tâm lý, khi tâm lý cảm thông, dễ đồng lòng, người ta sẽ dễ tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhau hơn” – ông Thắng giải thích.
Căn cứ Luật xử lí vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chình phủ, các hành vi vi phạm của công ty URC Hà Nội cùng các kết quả kiểm tra xác minh, Thanh tra Bộ Y tế đã có quyết định xử đối với hành vi vi phạm của công ty trong từng vi phạm cụ thể:
27
Sản xuất 2 lô sản phẩm nước C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì: Phạt tiền 8.000.000đ
Bán 2 lô sản sẩm trên ra thị trường: Phạt tiền 5.812.867.000đ
Tổng mức phạt: 5.826.867.000đ
5. Kiến nghị và giải pháp
Vụ việc nhiễm chì trong nước giải khát C2 Và Rồng Đỏ là một vụ việc gây nhiều
bức xúc trong dư luận và người tiêu dùng là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, trong vụ việc đó, người tiêu dùng lại không có tiếng nói để bảo vẹ cho chính quyền lợi của mình. Chính vì thế, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tháng 9/2016 Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã làm việc với đại diện URC Việt Nam về việc xem xét bồi thường, hỗ trợ cho người tiêu dùng để đưa ra phương án giải quyết thỏa đáng nhất.
Tại các buổi làm việc, Hội nêu quan điểm của Hội và có dẫn ra các văn bản pháp lý có liên quan như Luật bảo vệ Người tiêu dùng, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm những điều khoản cụ thể, nghĩa vụ và quyền lợi của người tiêu dùng. Xác định đây là vụ việc hết sức phức tạp và ảnh hưởng đến quyền lợi của số đông người tiêu dùng nên rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Vì thế Hội này cũng đã mời các bên liên quan như: Đại diện của Cục kinh doanh Bộ Công thương, đại diện vụ Pháp chế của Bộ Tài chính, Văn phòng tư vấn khiếu nại của Trung ương Hội và Báo Người tiêu dùng... cùng làm việc. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, Hội rất quan tâm đến vụ việc sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì bởi ngay sau khi Bộ Y tế đưa ra quyết định chính thức Hội đã phối hợp với Văn phòng luật sư, thu thập các chứng cứ. Nếu đủ điều kiện, Hội sẽ khởi kiện công ty URC ra tòa để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Theo đó, đã có ít nhất 2 buổi làm việc giữa đại diện Công ty URC và Vinastas để đưa ra phương án đền bù thiệt hại tài sản diễn ra. Trong số đó, đã có một phương án đền bù được hai bên đề cập đến. Đó là khoản tài chính để đền bù được đề cập đến chỉ là đền bù thiệt hại tài sản (không bao gồm sức khoẻ). Khoản tiền này được tính toán dựa trên dữ liệu về hai lô sản phẩm bị kết luận nhiễm chì phải thu hồi; số lượng sản phẩm đã thu hồi được; số lượng chưa thu hồi được (được hiểu là người
29 Trước những khó khăn trên, các chuyên gia về luật cũng đã lên tiếng để bảo vệ người tiêu dùng.
Luật sư Xuân Bính, Đoàn luật sư Hà Nội khẳng định: Rõ ràng nhà sản xuất URC phải có trách nhiệm với sản phẩm lỗi của họ. Đây là vụ nhiễm độc kim loại nặng trong đồ uống lớn nhất từ trước đến nay, gây hoang mang trong cộng đồng. Vấn đề là nếu người tiêu dùng, cơ quan hữu trách có đủ căn cứ chứng minh hậu quả nặng nề về sức khỏe mà người tiêu dùng gánh chịu sau khi sử dụng sản phẩm, mà hành vi nhiễm độc là do cố ý, hoặc thiếu trách nhiệm gây ra thì hoàn toàn có thể xử lý về mặt hình sự. Nhưng vấn đề này là rất khó bởi việc nhiễm độc chì trong cơ thể tích tụ dần dần, ảnh hưởng lâu dài, không tức thì.
Vậy trong trường hợp này, theo luật sư Xuân Bính thì cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng hoàn toàn có thể đứng ra làm việc với nhà sản xuất về vấn đề này để yêu cầu họ tôn trọng pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về quyền được sử dụng sản phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng, về nghĩa vụ bồi thường. “Căn cứ vào Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII ban hành có đủ căn cứ để yêu cầu nhà sản xuất trà xanh c2 và nước tăng lực Rồng đỏ phải chịu trách nhiệm”- luật sư Xuân Bính nói.
Về vấn đề này, dẫn lời Luật sư Nguyễn An – Công ty Luật Cộng đồng cho biết: Người tiêu dùng đơn lẻ khó có thể kiện được URC bởi thực tế, rất ít người còn lưu giữ chứng cứ (sản phẩm kém chất lượng) và họ cũng khó chứng minh được đã bỏ ra số tiền bao nhiêu và mua số lượng hàng hóa như thế nào và gây thiệt hại (cụ thể là ngộ độc chì) ra sao nên sẽ rất khó để đưa ra bằng chứng xác thực.
Giải pháp của cơ quan chức năng:
Ngày 31/5/2016, thanh tra Bộ Y tế đã ký quyết định xử phạt hành chính trên 5,8
tỉ đồng đối với Công ty TNHH URC Hà Nội.
Đoàn thanh tra cũng yêu cầu công ty ngay lập tức khắc phục tình trạng vi phạm
Để khắc phục tình trạng lô hàng nhiễm độc còn lưu hành trên thị trường, Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu công ty này thu hồi tối đa hai lô sản phẩm vi phạm nói trên. Tuy nhiên, công ty chỉ thu hồi được 1.184 thùng hàng.
Vào chiều 31-5, trước sự chứng kiến của Thanh tra Bộ Y tế và các phóng viên
báo chí, Công ty TNHH URC Hà Nội đã tiến hành tiêu huỷ toàn bộ số sản phẩm này Trong báo cáo hồi tháng 9 năm nay, URC thừa nhận, sự phục hồi đã diễn ra không như mong đợi và chậm hơn dự tính. Tăng trưởng của URC trong 9 tháng đầu năm 2017 phải dựa vào mảng thức ăn nhẹ tại Philippines và các liên doanh thực phẩm tiêu dùng ở Thái Lan, Úc, New Zealand, Malaysia... Theo báo cáo của URC, ở Philippines, URC đại thắng và giành ngôi vương trong mảng RTD và cả mảng snack, kẹo, chocolate. Ở Thái Lan, URC chiếm lĩnh thị trường bánh quy, bánh quế và đạt thị phần xấp xỉ 26-28%, lớn gấp 3 lần so với đối thủ đứng kế sau đó. Ở Úc, URC đình đám với sản phẩm bánh snack và giữ vị trí thứ hai dù URC mới thâm nhập thị trường này chưa lâu. Còn tại New Zealand, URC dẫn đầu trong mảng bánh quy và tăng trưởng mạnh mẽ với mảng bánh quy giòn...
31 bộ nhận dạng thương hiệu mới và các chứng nhận bảo đảm chất lượng từ những tổ chức độc lập. Mặt khác, Tập đoàn thuê Chủ tịch mới với nhiều kinh nghiệm để giúp kết nối tốt hơn với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thị phần RTD của URC ở Việt Nam vẫn chưa hồi phục, từ 35% cuối năm 2016 về 22% giữa năm 2017 và bây giờ là chưa tới 15%. URC tỏ rõ quyết tâm khắc phục thị trường. Trong một chia sẻ với báo giới, ông Jai Gamboa, Tổng Giám đốc URC Việt Nam, từng cho biết, kế hoạch của URC Việt Nam trong năm 2017 là tập trung vào các sản phẩm chủ lực, tiếp tục đầu tư củng cố nguồn lực cho C2, Rồng Đỏ, gia tăng sự hiện diện ở mảng bánh, kẹo và snack… Gần đây hơn, URC Việt Nam còn công bố khoản đầu tư vào dự án Phòng Thí nghiệm Trung tâm nhằm nâng cao năng lực quản lý và phân tích dữ liệu sản phẩm tại Việt Nam. Mục đích sâu xa hơn của khoản đầu tư này là giúp URC đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm “made in Vietnam” ra thị trường thế giới.
Hy vọng duy nhất URC trong việc dấn thân vào ngành sản xuất nước giải khát ở Việt Nam vì tiềm năng của thị trường hơn 90 triệu dân. Hoặc ít nhất là sản xuất sản phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu ra các nước nhằm hưởng lợi ưu đãi về thuế, thị trường do Việt Nam đã và đang tham gia nhiều thỏa thuận song phương, đa phương về kinh tế.
6. Nhận định của nhóm về vấn đề đạo đức của công ty URC và hướng giải quyết
Vụ việc xảy ra gây hoang mang trong dư luận đẫ khiến người tiêu dùng hồ nghi về chất lượng VSATTP của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mức phạt gần 6 tỷ đồng cho URC cũng khiến cho dư luận phần nào cảm thấy thỏa đáng về hành vi vi phạm của công ty. Tuy nhiên, việc xử phạt cũng không thể giải quyết hết được mọi vấn đề bởi thực tế số lượng sản phẩm vi phạm mà Cty TNHH URC Hà Nội tung ra thị trường đến tay người tiêu dùng là rất lớn. Và câu hoi đặt ra là vấn đề của những người tiêu dùng đã lỡ uống phải thứ nước đó sẽ được giải quyết như thế nào?
Doanh nghiệp vi phạm thì bị xử phạt, tiền phạt được nộp vào ngân sách nhà nước,
còn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thì phải… tự gánh chịu trong khi họ là người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi lô hàng không phù hợp chất lượng nêu trên. Như vậy, số lượng lớn người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm, quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào hiện… không được đề cập. Họ không được bồi thường, không nhận được bất kỳ một lời xin lỗi nào tư phía nhà sản xuất và cơ quan chức năng. Chính vì thế, một bộ phânj trong