Quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu skkn hiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật– sinh học 11, THPT (Trang 29 - 31)

Bạn Nam có ý kiến: “Tớ không cần các dụng cụ của phòng thí nghiệm, chỉ cần một chai nhựa, một cái bong bóng, nước và một vài cành rong là đủ để bố trí thí nghiệm rồi”. Theo em, bạn Nam đã thiết kế thí nghiệm như thế nào từ các dụng cụ đơn giản trên?

(Dùng để dạy, củng cố bài: Quang hợp)

Hình 2.24

Bài tập 8:

Dung dịch phenol có màu đỏ khi ở trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi môi trường có CO2.

Em hãy bố trí thí nghiệm chứng minh điều trên khi có các dụng cụ sau: 1 cốc thủy tinh miệng rộng chứa dung dịch phenol, 1 chậu cây nhỏ và 1 chuông thủy tinh kín.

(Dùng để dạy, củng cố bài: Hô hấp)

2.2. VẬN DỤNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍNGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” PHẦN THỰC VẬT – SINH HỌC 11

2.2.1. Quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm

Bước 1: Gv giới thiệu bài tập thực hành thí nghiệm, HS đọc và hiểu được yêu cầu của

bài tập

Bước 2: HS tự lực giải bài tập thực hành thí nghiệm, qua đó rèn luyện các kỹ năng

thực hành thí nghiệm

Bước 3: Tổ chức thảo luận

Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lí, học sinh

Bài tập dùng để dạy bài trao đổi khoáng ở thực vật

Bước 1: GV giới thiệu bài tập

Chuẩn bị: Cây bụi nhỏ (cây cỏ hôi, cây chó đẻ,…), cốc thủy tinh, nước cất, dung dịch xanh metylen, dung dịch CaCl2 0,3 M, giấy thấm.

Lấy vài cây thân thảo nhỏ còn nguyên bộ rễ, rửa sạch rễ (chú ý rửa nhẹ trên vòi nước yếu, tránh làm xây xát rễ). Nhúng bộ rễ của cây vào cốc chứa dung dịch xanh metylen đã pha loãng. Sau 1 phút, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ bằng nước cất trong 2—3 phút rồi nhúng rễ của vài cây vào cốc chứa dung dịch CaCl2 0,3M (cốc số 1). Nhúng bộ rễ của vài cây còn lại vào cốc chứa nước cất (cốc số 2) (hình 2.25)

Quan sát kết quả thí nghiệm sau 5 phút và giải thích kết quả

Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? Vai trò của cốc thí nghiệm số 2?

Hình 2.25

Bước 2: Học sinh tự lực làm việc tại lớp

Tổ chức cho HS tiến hành các thao tác thí nghiệm theo nhóm nhỏ (4 HS)

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp

HS nêu hiện tượng và giải thích được kết quả thí nghiệm, từ đó xác định được mục đích thí nghiệm

Bước 4: GV chính xác hóa kiến thức và hướng dẫn học sinh kết luận

- Xanh metlylen là chất độc đối với cây trồng. Khi nhúng rễ cây vào dung dịch xanh metylen, tế bào rễ là tế bào sống nên không hấp thụ các phân tử xanh metylen, nó chỉ hút bám ở bề mặt thành tế bào rễ. Cho nên, khi rửa bằng nước cất vẫn không đẩy được hết các phân tử này. Chỉ khi nhúng vào dung dịch CaCl2 sau một thời gian, các ion Ca2+ và Cl- sẽ trao đổi với các phân tử xanh metylen hút bám vào tế bào rễ, các phân tử xanh metylen được giải phóng sẽ khuếch tán ra ngoài làm cho dung dịch CaCl2 từ không màu chuyển thành màu xanh.

- Mục đích của thí nghiệm là chứng minh sự hấp thụ chất khoáng của cây trồng theo cơ chế hút bám trao đổi.

- Vai trò của thí nghiệm ở cốc số 2 là làm đối chứng. Trong nước cất không có các ion khoáng nên không xảy ra hiện tượng trao đổi ion khoáng vì vậy cốc số 2 không đổi màu. Nếu sử dụng nước máy thì sau một thời gian nước trong cốc sẽ đổi màu.

Một phần của tài liệu skkn hiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật– sinh học 11, THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w