7. Kết cấu của khóa luận
1.2.3. Các mô hình kinh tế chia sẻ nổi bật
Những mô hình nổi bật thuộc nền kinh tế chia sẻ có sự lan tỏa nhất định trên toàn cầu, có thể kể tới như:
Mô hình RelayRides: Đây là mô hình chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng, tận
dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ôtô được tư nhân sở hữu. Giá đặt ra trên nền tảng RelayRides thấp hơn giá của các công ty cho thuê xe khác khoảng 35%. Chủ sở hữu xe có thể cho thuê xe của mình trên nền tảng và thu về trung bình 300 – 500 USD/tháng, có thời điểm lên tới 1.000 USD/tháng. Đối tượng được thuê xe là những người được đánh giá là lái xe an toàn trong ít nhất 2 năm (không gây tai nạn, không bị phạt). Kết thúc quá trình giao dịch, người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau.
Mô hình Airbnb: Mô hình Airbnb chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận
dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng không dùng đến. Thông qua nền tảng này, chủ sở hữu căn nhà cho thuê và người thuê nhà sẽ gặp được nhau và ký kết hợp đồng thuê nhà. Giá thuê nhà định ra trên nền tảng Airbnb luôn thấp hơn giá thuê phòng khách sạn khoảng 3 lần. Theo ước tính, chỉ trong 1 đêm đã có đến 40.000 người thuê chỗ ở từ một dịch vụ cung ứng 250.000 phòng tại 30.000 thành phố ở 192 nước và mọi thanh toán đều qua mạng internet.
Điều đáng nói là những căn phòng hay chỗ ngủ này không phải do một chuỗi khách sạn nào đó cung cấp mà do các cá nhân. Những người cần thuê và chủ cho thuê được “mai mối” nhờ Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Sau giao dịch người thuê và người cho thuê cũng có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng này. Hiện nay, Airbnb được định giá gần 20 tỷ USD và đã hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
23
Nền tảng Uber: Nền tảng Uber tận dụng nguồn tài nguyên ô tô, xe gắn máy
ít được đưa vào lưu thông và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng. Thời gian đầu, Uber chỉ kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực khác như xe bình dân, xe SUV, vận chuyển… Mức giá của Uber thường rẻ hơn các dịch vụ cung cấp bởi công ty truyền thống. Hiện nay, Uber được định giá 18,2 tỷ USD.
Tham gia mô hình này, chủ sở hữu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện việc đăng ký trên nền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Khách hàng muốn đặt xe thông qua nền tảng này sẽ click vào nền tảng Uber, chọn địa chỉ nơi đi, nơi đến và nhấn nút đặt xe, ứng dụng này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một phương tiện gần với khách hàng nhất. Khi đã kết nối, lái xe và người đặt xe liên lạc và thông báo điểm đón thông qua điện thoại di động. Sau sử dụng dịch vụ, người lái xe và người sử dụng dịch vụ cũng có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng.
Mô hình TaskRabbit: Còn gọi là mô hình giúp đỡ nhau trong cộng đồng,
được đầu tư 38 triệu USD vào năm 2012. Mô hình này được hiểu một cách đơn thuần là những người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng (thiếu thời gian, kỹ năng…) sẽ đẩy thông tin lên nền tảng để tìm kiếm người lao động phù hợp (kỹ năng, mức giá, vị trí). Người có nhu cầu cần làm việc sau khi hoàn thành công việc sẽ được thanh toán online. Kết thúc công việc, người lao động và người thuê cũng có cơ hội đánh giá lẫn nhau trên nền tảng.
Mô hình KickStarter: Còn gọi là mô hình gọi vốn từ cộng đồng để thực
hiện các dự án. Người có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ đăng tải nội dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn. Người cấp vốn có thể thu lại những sản phẩm như áo phông, phần mềm sử dụng, sản phẩm mẫu… của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ. Mô hình này thu hút sự tham gia của số đông những người trẻ khởi nghiệp. Số vốn KickStarter đã thu hút cho hơn 100.000 dự án đạt gần 1 tỷ USD.
Mô hình cho vay trong cộng đồng Peer lending: Là mô hình trong đó các
24
ngân hàng. Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập quỹ chung dùng để hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp. Nền tảng đánh giá người vay thông qua dữ liệu quá khứ và tập hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra mức độ an toàn của khoản vay. Các khoản vay trên nền tảng này thường có lãi suất thấp hơn nhưng người cho vay lại thu được nhiều hơn gửi vào ngân hàng, theo công ty là do chi phí tổ chức của công ty thấp hơn của ngân hàng.
Bartering giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có những tài sản, máy
móc thừa, nhà kho chưa dùng đến, sản phẩm tồn kho… có thể trao đổi với nhau để cả 2 bên cùng có lợi, đồng thời tiết kiệm thời gian do không phải thông qua việc chuyển tiền. Hoặc các doanh nghiệp có những kỹ năng chuyên môn riêng biệt có thể thực hiện đào tạo cho một nhóm doanh nghiệp, chia sẻ kỹ năng của mình, nhận về thông tin hữu ích… Thị trường chia sẻ doanh nghiệp với doanh nghiệp có thể còn lớn hơn so với thị trường chia sẻ giữa người dân.
Car Pooling – đi chung xe: Mô hình này xuất hiện vào năm 1970 khi giá
xăng tăng cao, thịnh hành ở Đức vào cuối thế kỷ XX, với đặc điểm của xã hội là những người đi làm phải di chuyển khá xa, cần phải dùng xe ô tô, chi phí xăng rất cao. Vì thế, người dân đi chung xe với nhau để tiết kiệm tiền di chuyển. Tại Đức, mô hình car pooling phổ biến đến mức quốc gia này đã xây dựng một làn đường riêng dành cho các xe chở đông người.
Nhìn chung, các công ty này đều sử dụng công nghệ điện thoại, GPS, 3G, thanh toán online khiến cho mô hình nền kinh tế chia sẻ hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi ích cho người cung ứng, người có nhu cầu và người trung gian. Đồng thời, việc tiết kiệm vốn của công ty (không phải mua ôtô, xây khách sạn) mà sử dụng vốn cộng đồng (xe ôtô của người tham gia, nhà ở của người tham gia) đã giúp các công ty hoàn toàn có khả năng lan nhanh ra toàn thế giới.
25
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN NỀN KINH TẾ CHIA SẺ VÀ GỢI Ý HƯỚNG ĐI MỚI CHO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.1. Tác động kinh tế
Tác động kinh tế trực tiếp của nền kinh tế chia sẻ là tích cực. Những người tự nguyện thực hiện giao dịch trong nền kinh tế chia sẻ chỉ làm điều đó nếu có lợi cho cả hai bên.
Thứ nhất, nó giúp người tiêu dùng có khả năng dựa vào dòng tiền (ít cần
tới các khoản tiết kiệm để có thể sử dụng các tài sản). Lấy ví dụ một nhà đào tạo kinh doanh nổi tiếng toàn thế giới đã bán ra một cuốn ebook với giá 500 USD. Một sinh viên bình thường từ một trường đại học ở tỉnh muốn sở hữu cuốn sách này, nhưng anh ta hiểu rằng mình không có đủ khả năng chi trả. Anh ấy cũng hiểu là theo thời gian thì giá cuốn sách sẽ giảm xuống. Vì vậy, người này tạo ra một nhóm trên mạng xã hội để yêu cầu các sinh viên khác đóng góp 5 USD mỗi người để mua sách, khi đó mọi người sẽ có quyền đọc cuốn sách đó nhưngchi phí bỏ ra chỉ bằng một phần trăm giá trị thật của nó. Đây chính là một ví dụ đơn giản về việc chia sẻ tài nguyên và xu hướng này đang dần trở nên phổ biến.Cho dù đó là mua chung một cuốn sách hay đi thuê chung một căn phòng, mọi người cuối cùng cũng sẽ nhận ra được sức mạnh của việc chia sẻ.
Một chứng minh khác chúng ta có thể nhắc đến là TeroBot - tận dụng trí thông minh nhân tạo cho các khoản đầu tư sinh lợi. Cốt lõi của nền tảng này là TeroBot, hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. TeroBot là một chương trình tự động thực hiện tính toán và phân tích, phân tích công việc của các quỹ phòng hộ trên thị trường tiền điện tử toàn cầu. Thông qua các phân tích của mình, TeroBot hướng các khoản đầu tư tới các quỹ phòng hộ hứa hẹn và ổn định nhất, tăng khả năng trả về lợi nhuận. Khi TeroBot thu thập và phân tích nhiều dữ liệu hơn theo thời gian, nó cũng sẽ tự học từ những dữ liệu đó. TeroBot so sánh dữ liệu về cách các quỹ khác nhau xử lý các điều kiện thị
26
trường khác nhau và sử dụng các phát hiện của nó để thông báo các quyết định đầu tư trong tương lai.
Ví dụ, nếu như một quỹ nào đó khác biệt so với thị trường và có một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, TeroBot sẽ tìm kiếm các quỹ tương tự trong tương lai khi điều kiện thị trường giốngvới trước đó. Sau đó nó sẽ chuyển tiền cho những quỹ mà trước đây hoạt động hiệu quả nhất trong hoàn cảnh đó. Đây chính là mục tiêu chính: thực hiện các lựa chọn tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư bằng cách liên tục cải tiến AI. TeroBot không chỉ biết suy nghĩ về cách tạo ra lợi nhuận, mà nó còn xây dựng một sự tin tưởng giữa quỹ phòng hộ và nhà đầu tư.
Thuật toán đằng sau TeroBot được tạo ra bởi các nhà phát triển từ Singapore, cùng với các chuyên gia tiền điện tử. Trong quá trình thử nghiệm, các dự báo của TeroBot đã đánh bại các nhà phân tích thông thường. Không có yếu tố con người trong TeroBot; nó không hoảng sợ và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, nó lạnh lùng khi nói đến sự sụp đổ của thị trường, nó được thông báo về điều kiện thị trường, và nó có thể cho biết sự khác biệt giữa một sự suy giảm không thể tránh khỏi.
AI xuất hiện ở khắp mọi nơi. Từ các trò chơi đến dịch vụ khách hàng, chúng đang dần trở nên phổ biến hơn. AI có thể phân phối quảng cáo và xem xét các ứng viên nghề nghiệp. AI giải phóng chúng ta khỏi những công việc đơn giản bằng cách tự động hóa các công việc vô thức. Giờ đây, TeroBot đang sẵn sàng cách mạng hóa thế giới đầu tư.
Thứ hai, nền kinh tế chia sẻ đang tạo ra các nền kinh tế thứ cấp (các tài xế
Uber vận chuyển hang hóa hoặc thực phẩm). Đối với rất nhiều người, việc lựa chọn trở thành tài xế Uber như một lựa chọn “phao cứu sinh” để kiếm them thu nhập trang trải cuộc sống của mình và xem đó như một nghề chính thức. Bên cạnh đó, một số trường hợp thất nghiệp như sinh viên hoặc sinh viên mới ra trường, … lại xem công việc trở thành uber là một công việc tạm thời trong lúc chờ đợi tìm được một công việc khác tốt hơn. Thực tế, chúng ta không thể phủ
27
nhận được sự xuất hiện của Uber đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và sự phát triển của các công ty cung cấp nền tảng kinh tế chia sẻ đã được trình bày trong nhiều nghiên cứu khác nhau (Cheng 2016; wantanabe và cộng sự 2017). Cheng 2016 đã chỉ ra rằng nền kinh tế chia sẻ đã góp phần không nhỏ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, việc trở thành tài xế Uber trong một số trường hợp theo khảo sát (sinh viên, nhân viên văn phòng) là cơ hội để họ có thể nâng cao thu nhập bên cạnh nguồn thu từ các công việc sẵn có. Hơn nữa, phần lớn các tài xế không chuyên vốn làm những nganh nghề khác không liên quan đến ngành vận chuyển trước khi tham gia Uber (sinh viên, nhân viên văn phòng và người thất nghiệp,…) việc trở thành tài xế là cơ hội để họ trải nghiệm những điều mới mẻ.
Thứ ba, nền kinh tế chia sẻ cũng làm tăng lên nhiều dịch vụ cá nhân sẵn có
hơn. Ví dụ như việc phát triển các công nghệ và hình thức mới như blockchain đã và đang tạo ra các cơ hội để tiết kiệm chi phí trong việc chuyển tiền và thanh toán trong hoạt động của ngân hàng. Bằng cách giảm chi phí, việc thanh toán kỹ thuật số nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết cho người tiêu dùng trở nên khả thi hơn.
Mô hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cũng đang thay đổi, thị trường phản ứng bằng việc đưa ra một số nền tảng để phổ biến nền kinh tế chia sẻ. Thuê một chiếc xe đạp hoặc xe hơi, một căn hộ hay biệt thự ở Thái Lan sẽ cho phép bạn sử dụng hàng hóa mà không cần sở hữu chúng.Mọi người ngày càng thống nhất quan điểm với nhau, họ hiểu rằng điều này cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
2.1.2. Tác động tới xã hội
Thứ nhất, mô hình kinh tế chia sẻ giúp hạn chế cơ hội lợi dụng lòng tin
dài hạn nhờ các vòng phản hồi trực tiếp và công khai.
Việt Nam có thể phát triển về tối ưu hóa thông tin ( nhà trọ, review quán ăn, chia sẻ cách chữa bệnh…), hàng đổi hàng giữa doanh nghiệp, chia sẻ kĩ
28
năng (doanh nghiệp training cho nhau, người dùng mở khóa học nhỏ), mạng lưới freelancer, chia sẻ những hàng hóa có giá trị nhỏ (chia sẻ quần áo trẻ em, chia sẻ sách…).
Nền kinh tế chia sẻ tạo điều kiện cho người trong cộng đồng giao dịch với nhau. Các giao dịch thành công giúp tạo ra quan hệ giữa người với người, tạo nên sự tin tưởng vào dịch vụ do người không chuyên cung cấp.
Đảm bảo tính đoàn kết và tự phục vụ thông qua việc kết nối cộng đồng một cách dễ dàng và tiện lợi CrowdFunding, Peer-to-peer lending. Điều này chứng minh cho cộng đồng thấy họ có thể trở nên bền vững nếu đoàn kết hơn và hợp tác đúng cách.
Việc RelayRides chuyển đổi mô hình và tạo được cải thiện về chất lượng dịch vụ (từ mô hình mà người cho thuê xe và thuê xe không gặp nhau sang mô hình gặp nhau để trao chìa khóa cho nhau) cho thấy kết nối cộng đồng là một giá trị cốt lõi đối với nền kinh tế chia sẻ.
Thứ hai, đó là tăng tiếp cận với các công cụ và các tài nguyên vật chất
hữu ích khác. Một ví dụ về mô hình kinh doanh kinh tế chia sẻ mới là The Wine Foundry, một công ty cho phép các nhà sản xuất rượu nghiệp dư và chuyên nghiệp tự làm rượu mà không cần sở hữu một vườn nho, bằng cách cung cấp các công cụ và hỗ trợ cho sản xuất rượu vang. 22 Wine Foundry là một một cửa cho sản xuất rượu vang tùy chỉnh. Công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ, từ tìm nguồn cung ứng trái cây đến thiết kế nhãn.
Trong các mô hình kinh doanh như thế này, khách hàng trả tiền để truy cập vào các tài sản mà riêng họ không thể sở hữu hoặc tự quản lý. Khách hàng, về hiệu quả, trở thành nhà sản xuất của riêng họ (trong các ví dụ này, về phô mai hoặc rượu vang) bằng cách thuê hoặc cho thuê tài sản cần thiết. Điều này cho phép các tập đoàn và chủ sở hữu tài sản thông thường suy nghĩ lại về nguồn doanh thu của họ và phát triển các mô hình kinh doanh thay thế thu hút khách hàng hướng tới tiêu dùng hợp tác.
29
Một ví dụ khác, một nông dân Thụy Sĩ bắt đầu cho khách hàng của mình thuê bò thay vì chỉ bán phô mai. 20 người thuê đã trả một khoản phí để tài trợ cho một con bò trong một mùa. Sự sắp xếp bao gồm một bức ảnh của con bò và một giấy chứng nhận, cộng với tùy chọn đến thăm trang trại để giúp đỡ như một