Tư tưởng của Dostoevsky về người Nga dưới sự diễn giải của

Một phần của tài liệu Diễn giải của berdyaev về tư tưởng triết học dostoevsky trong tác phẩm thế giới quan của dostoevsky (Trang 37 - 47)

2.2 Tư tưởng của Dostoevsky về người Nga dưới sự diễn giải của Berdyaev Berdyaev

Theo Berdyaev , mọi thiên tài đều mang dân tộc tính trong mình và tính phổ quát ở trong tính dân tộc đó thì Dostoevsky là trường hợp tiêu biểu, đầy đủ tính cách Nga trong đó : “Dostoevsky là người Nga và nhà văn Nga cho đến tận chiều sâu . Không thể hình dung ông lại ở bên ngoài nước Nga được . Dựa vào ông có thể giải đoán tâm hồn Nga được...ông còn là người tuyên xướng có ý thức ý tưởng Nga và ý thức dân tộc Nga nữa . Và ngay ở ông cũng phải ánh lại tất cả những nghịch thường và tất cả những bệnh hoạn của tình trạng tự ý thức dân tộc của chúng ta . Sự khiêm nhường Nga và thói tự cao tự đại , tính toàn nhân loại Nga và tính bản sắc dân tộc Nga có thể được khám phá ở

Dostoevsky”[1,tr 257-258]

Tâm hồn Nga là một điều đầy bí ẩn không dễ lý giải bởi nó không có giới hạn cố định nào cả , như nhà thơ F.Tiutchev đã từng cảm nhận về dân tộc mình :

“Bằng trí óc không thể hiểu nước Nga Không thể đo bằng thước đo chung

Nước Nga có dáng dấp đặc biệt Chỉ có thể tin vào nước Nga”

Tính chất không giới hạn , không cố định, không định hình và đầy bí ẩn là những đặc trưng của nước Nga đã được Berdyaev nhiều lần đề cập : “Nước nga là một bình nguyên vĩ đại với những miền đất xa xăm vô hạn . Trên khuôn mặt của đất Nga không có hình thù rõ nét , không có những đường ranh giới . Trong cấu tạo của đất Nga không có tính phức tạp đa dạng của núi non và thung lũng , không có những đường giới hạn cho biết hình dạng của mỗi bộ phận . Khí chất Nga chảy tràn ra khắp bình nguyên , lúc nào nó cũng đi về nơi vô hạn . Và ở trong địa lí của đất Nga có sự tương đồng với địa lí của tâm hồn Nga . Mọi thứ

tinh thần..tất cả những tính chất ấy chỉ là biểu hiện của tính chất bình nguyên,tính chất không có bờ cạnh của tâm hồn Nga , chỉ là biểu hiện những miền đất xa xăm của tâm hồn ấy , tính tùy thuộc của nó theo khí chất của dân

tộc không có định hình”[1, tr 260-261]. Có thể thấy , chính những tính chất này

đã khiến cho tâm hồn Nga , người Nga không dễ hiểu được với người bên ngoài và với cả ngay chính bên trong họ . Sự không bờ cạnh , không giới hạn định hình khiến cho tính cách người Nga , dân tộc Nga trở thành một điều bí ẩn lớn của thế giới.

Chính vì sự không định hình ấy mà nó gây ra nhiều khó khăn và hạn chế cho nước Nga : “Không đủ hình thức , yếu kém kỉ luật dẫn đến tình trạng con người Nga không có được bản năng chân chính cho tự bảo vệ , anh ta dễ dàng hủy hoại bản thân , tự thiêu cháy mình , tan thành tro bụi trong không gian...Tâm hồn Nga có khả năng đi đến niềm hân hoan với sự tiêu vong . Nó ít trân trọng điều gì , ít gắn bó chặt chẽ với cái gì . Nó không có sự gắn kết với văn hóa , sự ràng buộc với truyền thống và truyền thuyết lịch sử như là ở tâm hồn Tây Âu. Con người Nga còn chưa biết được văn hóa thực sự , nên quá dễ dàng sống trong cơn khủng hoảng văn hóa. Từ đó mà chủ nghĩa hư vô là đặc trưng cho con người Nga. Anh ta dễ dàng chối bỏ khoa học và nghệ thuật , nhà nước và nền kinh tế , nổi loạn chống lại những mối liên kết được thừa kế và lao vào vương

quốc của điều còn chưa biết”[1,tr 263]. Có thể thấy , chính điều này đã khiến

cho văn hóa Nga không đạt được nhiều thành tựu và lịch sử Nga hay biến động gặp khủng hoảng :

Những người Nga , một khi họ thể hiện những nét đặc trưng độc đáo của mình,

thì họ là những người tin vào tận thế và là những người hư vô . Điều này có nghĩa là họ không thể ở trong khoảng trung dung của cuộc sống linh hồn , ở trong khoảng trung dung của nền văn hóa , là tinh thần của họ hướng về kết cục và giới hạn tận cùng . Kết cấu linh hồn Nga là khó khăn nhất cho sáng tạo văn

hồn này được Berdyaev nhìn nhận như một sự khó khăn khiến cho người Nga thiếu sự ổn định cần thiết cho việc sáng tạo văn hóa lâu dài.

Để hình dung được những vấn đề của tinh thần Nga , Berdyaev đã phải đặt họ trong cái nhìn với những kiểu tinh thần giới hạn, đó là tinh thần của các nước châu Âu:

tâm hồn châu Âu quá định hình,quá phân tầng , quá bị ràng buộc ở trong các

giới hạn và đường ranh giới , quá gắn bó với truyền thống và truyền thuyết của

dòng tộc”[1, tr 264] “Và kết cấu của tinh thần Nga khác biệt sâu sắc với cấu

trúc tinh thần Đức-người Đức là những nhà huyền học hay là những người theo chủ nghĩa phê phán , còn cấu trúc tinh thần Pháp-người Pháp là những người

giáo điều hay là những người theo chủ nghĩa hoài nghi”[1, tr 27]

Sự khác biệt như vậy giữa tâm hồn Nga và tâm hồn châu Âu khiến cho Dostoevsky chỉ có thể là nhà văn Nga bởi vì chỉ có tâm hồn Nga mới là chất liệu cho những khảo sát, những khám phá tinh thần của Dostoevsky. Ông khám phá những khả năng vô hạn của tâm hồn con người nên chỉ có thể phù hợp với tâm hồn mà họ thường xuyên hướng về cái vô hạn , đó là tâm hồn Nga còn tâm hồn châu Âu thì gắn với văn hóa và sự chai cứng của lí tính hẳn sẽ hạn chế cho những khảo sát thí nghiệm như thế.

Nổi bật trong đặc trưng của tâm hồn Nga , đó là chủ nghĩa dân túy . Berdyaev viết : “chủ nghĩa dân túy là sản phẩn độc đáo của tâm hồn Nga. chủ nghĩa dân

túy không có ở phương Tây đây là hiện tượng Nga thuần túy”. Theo Berlin , chủ

nghĩa dân túy Nga không phải là tên gọi của một đảng phái riêng biệt nào , cũng không phải là một nội dung mạch lạc của một học thuyết nào mà là phong trào cấp tiến phổ biến rộng rãi ở Nga vào giữa thế kỷ XIX . Theo Berlin , biểu tượng của chủ nghĩa dân túy là lợi ích của nhân dân , thỏa mãn các nhu cầu của số đông hay như Macxim Gorki tuyên bố rằng Thượng Đế thực chất chính là nhân dân.Theo chúng tôi, ở thời điểm của Berdyaev có thể coi đó là hiện tượng thuần túy Nga song hiện nay nó đã lan ra trở thành hiện tượng phổ biến nhiều nơi trên thế giới đều có màu sắc của chủ nghĩa dân túy . Berdyaev phân tích những đặc

trưng của chủ nghĩa dân túy Nga : “Chủ nghĩa dân túy luôn là dấu hiệu sự yếu ớt của giai tầng văn hóa ở nước Nga , sự thiếu vắng ở nó một ý thức lành mạnh về sứ mệnh của mình , đứng đầu bởi sa hoàng , với sự kém phát triển của các giai cấp , với một giai tầng giai tầng văn hóa cao ít về số lượng và tương đối yếu ớt”[1,tr 265]

Việc giai tầng văn hóa cao không có truyền thống vững chắc trong lịch sử Nga đã ảnh hưởng sâu sắc tới việc sáng tạo văn hóa của nước Nga . Họ luôn cảm thấy mình có khả năng bị nuốt chửng . Nhân dân được giới trí thức hình dung như một sức mạnh huyền bí,xa lạ và lôi cuốn . Họ không cảm thấy mình là một giai tầng có tính chất hữu cơ của đời sống Nga nên họ không đủ sức thừa nhận sứ mệnh văn hóa của mình đồng thời nó còn hoài nghi giá trị tuyệt đối của văn hóa :

Văn hóa sinh ra trong trá ngụy , nó được mua bằng giá quá đắt..Văn hóa là tội

lỗi trước nhân dân,là xa rời nhân dân và lãng quên nhân dân , cái cảm giác tội lỗi ấy đeo đuổi giới trí thức Nga suốt thế kỷ XIX và huỷ hoại năng lượng sáng tạo văn hóa..Điều này rất đặc trưng cho chủ nghĩa dân túy Nga . Người ta tìm kiếm sự thật không ở trong văn hóa , không ở trong những thành tựu khách quan

của nó , mà ở trong nhân dân , ở trong cuộc sống hữu cơ tự phát”[1,tr 268]

Những thiên tài Nga vĩ đại nhất trên đỉnh cao đời sống tinh thần và sáng tạo

văn hóa của mình đã không chịu đựng nổi thử thách chiều cao và tự do tinh thần trên núi , họ đã sợ hãi tình cảnh cô đơn của mình và lao xuống dưới , xuống vùng thấp của đời sống nhân dân và hy vọng hòa nhập với khí chất ấy sẽ lấy

được sự thật cao nhất”[1,tr 272-273]. Như vậy, có thể thấy Berdyaev đã chỉ ra

sự nguy hiểm và tác hại của chủ nghĩa dân túy Nga đối với nước Nga , điều mà ông luôn lưu tâm khi nghĩ về dân tộc mình , đất nước mình

Theo Berdyaev , chủ nghĩa dân túy của Dostoevsky là một chủ nghĩa dân túy đặc biệt , ấy là chủ nghĩa dân túy mang tính tôn giáo . Dostoevsky có khuynh hướng cứu thế tôn giáo và đánh giá vị trí quan trọng của nước Nga trong khuynh hướng cứu thế ấy : “Dostoevsky đưa ra nhiệm vụ cứu rỗi toàn thể như vậy trước

nhân dân Nga , nhân dân mang theo Thượng Đế ở trong tim mình . Họ đã tin

rằng nhân dân Nga là hiện thân kiểu cách cao nhất của văn hóa Kitô giáo”[1,tr

289]

Ý thức cứu thế đầu tiên khởi thủy là từ nhân dân Do Thái cổ đại khi họ cho rằng mình là dân tộc được Chúa lựa chọn , trong nhân dân ấy có sứ mệnh cứu thế . Tuy nhiên , Cứu thế luận Do Thái dựa trên sự gần gũi đặc biệt và sự đồng nhất hóa ý thức tôn giáo với ý thức dân tộc . Khuynh hướng cứu thế của Dostoevsky đặc biệt xem trọng vị trí lịch sử của nước Nga, điều này được Soloviev khẳng định trong Ba diễn từ tưởng niệm Dostoevsky : “Có điều ông xem nước Nga là một dân tộc được Chúa trời tuyển trọn , nhưng được tuyển trọn không phải để kình địch với các dân tộc khác và không phải để thống trị và cầm đầu họ , mà để tự do phụng sự tất cả các dân tộc và để thực hiện , trong liên minh anh em với họ , một nhân loại toàn vẹn chân chính hay là Giáo hội

hoàn vũ”[13,tr 98]

Berdyaev cho rằng Dostoevsky là người phiêu lãng Nga , là người Nga đi chu du qua các thế giới tinh thần , ông đã hiểu và tôn trọng các giá trị của châu Âu chứ không như phái Slavơ phủ nhận cực đoan nhiều giá trị của văn hóa châu Âu tuy nhiên ông vẫn xem dân tộc Nga là dân tộc chứa đúng tinh thần Kitô giáo nhất : “vẫn Dostoevsky ấy , người cổ xúy cho con người nhân loại và kêu gọi hướng tới tinh thần thế giới , cũng tuyên truyền cho một chủ nghĩa dân tộc cuồng tín nhất , chà đạp người Ba Lan và Do Thái , phủ nhận ở phương Tây mọi

quyền được trở thành thế giới Kitô giáo”[21, tr 205]. Theo chúng tôi , vấn đề

này hàm chứ một vấn đề tôn giáo quan trọng , đó là dân tộc nào cũng muốn tôn giáo ở nơi mình là chính thống nhất , tốt đẹp nhất . Đây là vấn đề mà hiện nay cũng khó tránh được.

Về tính cách con người Nga , Berdyaev khảo sát nhiều quan điểm trong đó có quan điểm của K.Leontiev : “con người Nga có thể là Thánh thiện , nhưng không thể là lương thiện . Lương thiện là đức hạnh trung dung , đức hạnh tư sản , mà những người tin vào tận thế và những kẻ hư vô thì không quan tâm đến

chuyện này”[1,tr 28]. Luận điểm này theo cảm nhận của chúng tôi là khá xác đáng bởi người Nga luôn mang đến cảm nhận rằng họ vô cùng tuyệt vời , họ giúp đỡ hết mình mà không tính toán, không sợ phiền hà..

Berdyaev cũng đã viết về con người Nga với cả mặt trái của nó : “Nó ước muốn sự thánh thiện trong cuộc sống tuyệt đối và chỉ có sự thánh thiện quyến rũ nó,nhưng lại sẵn sàng sống chung với bẩn thỉu và thấp kém trong cuộc sống tương đối . vì thế nước Nga thánh thiện luôn luôn có mặt trái của mình là nước Nga dã man..Tính thánh thiện tuyệt trần và sự thấp kém dã thú - đó là những dao động vĩnh cửu của dân tộc Nga mà những dân tộc phương Tây trung bình hơn không biết đến . Con người Nga say mê chất thánh thiện,nhưng nó cũng say mê tội lỗi , sự thấp hèn.Tính tội lỗi khiêm nhường , không dám vươn quá cao ,

thật đặc trưng cho tính tôn giáo Nga”[21,tr 217]. Luận điểm này của Berdyaev

là hết sức sâu sắc , nó giúp ta hiểu được tại sao người Nga có thể rất thánh thiện song lại phạm phải những lỗi lầm bất ngờ không nên có ở một người thấp hèn. Theo Berdyaev , dân tộc Nga còn có một đặc điểm nổi bật , đó là trạng thái tự cảm nhận , tự ý thức mà nó thể hiện đậm nét trong các tác phẩm của Dostoevsky

: “Trong thái độ của ông đối với châu Âu toát ra tính toàn nhân loại của tinh

thần Nga , khả năng của con người Nga có thể trải nghiệm đồng cảm tất cả những điều vĩ đại trên thế giới . Nhưng ông lại phủ nhận nhân dân châu Âu là các nhân dân Kitô giáo,ông tuyên án tử hình cho châu Âu..Trạng thái tự cảm nhận và tự ý thức dân tộc Nga bao giờ cũng là vậy , trong đó hoặc là phủ nhận một cách mê dại tất cả tính chất Nga và thực hiện việc chối bỏ tổ quốc cùng nền tảng quê hương , hoặc là khẳng định một cách mê dại tất cả các tính chất Nga đều độc đáo và khi đó tất cả các nhân dân khác trên thế giới đều thuộc chủng tộc thấp kém hơn . Trong ý thức dân tộc của chúng ta chưa bao giờ có được sự chừng mực,chưa bao giờ có được sự tự tin và vững chãi thật điềm tĩnh để không

có kích động giả tạo và cơn động kinh”[1,tr 259]. Như vậy , có thể thấy tâm hồn

Nga có khả năng trải nghiệm đồng cảm với những giá trị phổ quát của nhân loại rất cao song nó cũng hay dẫn tới trạng thái ngược lại đó là khẳng định những

đặc điểm tính cách Nga đều là ưu việt và phổ quát , coi thường các giá trị khác . Điều này cho thấy những vấn đề trong tâm hồn Nga luôn phức tạp và di chuyển từ cực này sang cực khác , từ mặt tốt sang mặt xấu rất nhanh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” hàm chứa nhiều ý tưởng mới mẻ và sâu sắc về con người và nước Nga mà trước đó còn chưa được thấu hiểu , như những mâu thuẫn trong bản tính người của Dostoevsky. Con người ở nơi ông là một con người của kỷ nguyên mới , kỷ nguyên của những ngọn lửa sôi sục trong tâm hồn con người . Ở đó con người được tự do thoát khỏi mọi ràng buộc như pháp luật , văn hóa, gia đình để tìm thấy bản diện cá nhân đích thực của mình ở trong Thượng Đế . Ở trên con đường đó đầy thử thách và bi kịch, cần có sự dũng cảm . Lúc đó bản diện cá nhân của con người bị phân đôi , cái ác xuất hiện làm con người đau khổ giày vò trong tội lỗi xong đó là phẩm giá của con người ở trong tự do và cái ác phải bị thiêu hủy trong địa ngục của lò lửa tinh thần chứ không phải cái ác bị xóa bỏ để đồng nhất với điều thiện . Dostoevsky là một nhà văn mang đầy tinh thần dân tộc Nga , trong ông thể hiện đầy đủ những phẩm chất của con người Nga như ham muốn tự do vô hạn nên thiếu kỷ luật nề nếp, đề cao đời sống tinh thần hơn vật chất, coi trọng tự nhiên hơn văn hóa, thiếu sự tự tin nên hay có khuynh hướng hư vô chủ nghĩa , yêu mến Kitô giáo nên đề cao vị trí của dân tộc mình như là dân tộc dẫn dắt nhân loại…Có thể thấy

Một phần của tài liệu Diễn giải của berdyaev về tư tưởng triết học dostoevsky trong tác phẩm thế giới quan của dostoevsky (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)