Lít sau 36 giờ gây nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn bacillus sp đối kháng với vibrio parahaemolyticus trong nuôi tôm công nghiệp tt (Trang 26 - 28)

Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) của tôm Kết quả mô học

C1 ĐC 97,78±3,85a Âm tính

C2 BĐB1.4v 0,00±0,00e Dương tính C3 BRB2.1-BĐB1.4v 85,56±1,93b Âm tính C4 BĐK2.3-BĐB1.4v 76,67±6,67c Âm tính C5 BRB2.1-BĐK2.3-BĐB1.4v 65,67±5,13d Âm tính

3.12 Nghiên cứu ảnh hưởng của chủng B. subtilis BRB2.1 đến

tỷ lệ sống và sự phát triển của TTCT ở quy mô nuôi 1000 lít

Trong quá trình thử nghiệm, các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, nồng độ NH3, nồng độ NO2) được theo dõi thường xuyên và đều trong giới hạn cho phép: nhiệt độ 30oC, pH 8,01-8,04, oxy hòa tan 8,75 – 8,94 mg/L, NH3 dao động từ 0,09 đến 0,12 mg/L, NO2 dao động từ 0,1 đến 0,67. Hai chỉ tiêu vi sinh vật tổng số (kết quả không trình bày) và Vibrio sp. đã được theo dõi trong 31 ngày. Mật độ vi khuẩn Vibrio được thể hiện trong Bảng 3.11. Tôm ở nghiêm thức D2 chết toàn bộ sau 4 ngày nuôi nên mật độ vi khuẩn chỉ được xác định đến thời điểm này. Trong nghiệm thức đối chứng, mật độ vi sinh vật tổng số tăng dần và đạt khoảng 6.104 cfu/mL (kết quả không trình bày). Với nghiệm thức D3 (cảm nhiễm B. subtilis BRB2.1 và V. parahaemolyticus

BĐB1.4v), mật độ vi sinh vật duy trì ở 106 cfu/mL, là liều cấp giống của chủng B. subtilis BRB2.1 dù quá trình thay một phần nước diễn ra thường xuyên (kết quả không trình bày). Điều này cũng cho thấy khả năng tồn tại lâu dài của chủng B. subtilis

23

Bảng 3.11: Mật độ vi khuẩn Vibrio của các nghiệm thức trong quá trình thử nghiệm (cfu/mL)

Ngày nuôi D1 (ĐC) D2 D3 0 1,5.102 1,8.104 1,6.104 4 1,3.102 a 5,0.103 b 2,8.103 b 7 2,3.102 a - 1,3.103 b 10 2,9.102 a - 1,1.103 ab 16 2,8.102 a - 7,5.102 b 23 5,4.102 a - 5,1.102 a 27 7,5.102 a - 4,3.102 ab 31 1,5.103b - 2,7.102 a

3.10.3 Tỉ lệ sống và sự phát triển của tôm trong quá trình thử nghiệm nghiệm

Tỉ lệ sống của TTCT ở các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 3.12. Trong nghiệm thức D2, tôm chết 95% sau 36 giờ do AHPND. Tôm ở nghiệm thức D3 (bổ sung chủng B. subtilis

BRB2.1) có tỉ lệ sống cao nhất (87,83%). Như vậy, ngoài khả năng phòng chống AHPND, chủng B. subtilis BRB2.1 còn có thể giúp tăng tỷ lệ sống của tôm khi theo dõi trong thời gian dài. Ngoài ra, hệ số chuyển đổi thức ăn ở nghiệm thức D3 là thấp nhất (1,11). Điều đó cho thấy việc bổ sung chủng B. subtilis BRB2.1 còn góp phần làm tăng hiệu quả hấp thu và chuyển hóa thức ăn của TTCT.

Bảng 3.12: Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) sau thí nghiệm

Nghiệm thức D1 (ĐC) D2 D3

Tỉ lệ sống (%) 55,00±3,97b - 87,83±4,07a

FCR 1,32±0,03b - 1,11±0,05a

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT

4.1 Kết luận

- Đã phân lập được hai chủng B. subtilis BRB2.1 và B. siamensis

BĐK2.3 có khả năng đối kháng mạnh với V. parahaemolyticus, bao gồm cả chủng gây AHPND.

24

- Chủng B. subtilis BRB2.1 và B. siamensis BĐK2.3 có khả năng phát triển trong một khoảng rộng về nhiệt độ từ 26 đến 40ºC; pH từ 4,0 đến 8,0; và độ mặn từ 0‰ đến 40‰;

- Mật độ ức chế tối thiểu của hai chủng B. subtilis BRB2.1 và B. siamensis BĐK2.3 đối với chủng V. parahaemolyticus BĐB1.4v gây AHPND trong môi trường nước nuôi tôm là 106 cfu/mL; hai chủng này giúp phòng chống AHPND trên mô hình tôm thẻ chân trắng ở quy mô 100 L; tỷ lệ sống của tôm sau 36 giờ cảm nhiễm khi sử dụng hai chủng này lần lượt là 85,56 và 76,67%.

- Chủng B. subtilis BRB2.1, mang gen sboA, mã hóa subtilosin A vốn là một loại bacteriocin có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, giúp phòng chống hiệu quả AHPND, cải thiện tỷ lệ tôm sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở quy mô 1000 L.

- Có thể kiểm soát được sự phát triển của chủng V. parahaemolyticus gây AHPND bằng cách khống chế độ mặn của nước nuôi tôm ở mức 10‰;

- MLST là một công cụ phân loại hiệu quả hơn so với giải trình tự 16S rDNA để xác định các loài Bacillus; kỹ thuật này đã cho phép phát hiện được bốn loài Bacillus chính từ ao nuôi tôm công nghiệp là B. subtilis, B. velezensis, B. siamensisB. licheniformis.

4.2 Đề xuất

- Giải trình tự toàn bộ hệ gen chủng B. subtilis BRB2.1 để xác định toàn bộ các bacteriocin có mặt ở chủng vi khuẩn này. - Tiến hành sản xuất và thử nghiệm các chế phẩm sinh học sử dụng chủng B. subtilis BRB2.1 trên quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn bacillus sp đối kháng với vibrio parahaemolyticus trong nuôi tôm công nghiệp tt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)