Theo quan điểm của chúng tôi, yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn Công ty liên doanh TNHH Bông Sen Yamachi trả tiền thưởng Quý 3/2017 số tiền 1.320.000 đồng sẽ không được chấp nhận bởi các lẽ sau:
Thứ nhất, chúng tôi đặt ra câu hỏi nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả
tiền thưởng dựa trên quy định nào? Hiện nay pháp luật lao động chỉ quy định về “thưởng tết” (căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động).
Thứ hai, BLLĐ 2012 quy định hai chế độ tiền lương đó là chế độ tiền
thưởng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hay chế độ tiền thưởng theo quy chế thưởng của doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì giữa ông An và Công ty Bông Sen Yamachi không có thỏa thuận thưởng theo Quý, mà chỉ thỏa thuận trả tiền thưởng tháng lương thứ 13. Ngoài ra, trong Thỏa ước lao động tập thể của Công ty cũng không đề cập đến khoản thưởng Quý, chỉ quy định việc trả lương (lương tháng 13) tại điều 7.
2. Tổng giám đốc của Công ty có ban hành Quyết định số DCI/GD2017-01-08 ngày 01 tháng 8 năm 2017 (có chính sách thưởng của Quý 3 năm 2017), trong đó quy định điều kiện thưởng “Không được nhận thư nhắc nhở trong suốt quý và cho đến ngày nhận thưởng”.
=> Tổng hợp từ hai dữ kiện trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng Công ty Bông Sen Yamachi đã áp dụng chế độ tiền thưởng theo quy chế của doanh nghiệp.
Thứ ba, như đã nêu ở trên, điều kiện để ông An được nhận tiền
trong suốt quý và cho đến ngày nhận thưởng”. Tuy nhiên, ông An đã bị gửi thư nhắc nhở hai lần, lần một (13/9/2017) do Tổng giám đốc gửi và lần hai (23/9/2017) do Công ty gửi vì lý do “Không làm tròn trách nhiệm hướng dẫn xe vào khách sạn đậu đúng quy định (ông An là nhân viên trực cổng khách sạn chứ không phải tài xế) mà tự ý lái lùi xe của khách mặc dù có sự ngăn cản của ông Tổng giám đốc khách sạn ở đó”. Ngoài ra, ông An cũng đã nhận thức được việc mình tự ý lùi xe là vi phạm nội quy lao động.
Thứ tư, theo quy định tại điều 128 BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao
động không được:
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với những người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, quy định này không đề cập đến việc cắt thưởng của người lao động khi bị xử lý kỷ luật và theo quy định tại điều 90 BLLĐ 2012 thì tiền lương không bao gồm tiền thưởng. Do vậy, việc người lao động có bị cắt thưởng hay không phụ thuộc vào chính sách, quy chế của từng doanh nghiệp, pháp luật không can thiệp vấn đề này. Từ đó cho thấy trường hợp Công ty Bông Sen Yamachi cắt thưởng ông An là không trái với quy định của pháp luật.