Phương pháp xử lý thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hấp thụ thuốc diclofenac natri của vật liệu cellulose tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già​ (Trang 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.6. Phương pháp xử lý thống kê

Các số liệu được phân tích, xử lý thông qua phần mềm Excel 2016 và phần mềm JMP phiên bản 9.0. Kết quả được biểu diễn dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của các mẫu bằng cách sử dụng hàm t-test thống kê: Two Sample Assuming Unequal Variences với mức ý nghĩa α = 0,05. Những khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi trị số p<0,05.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tạo vật liệu VLC từ G. xylinus trong môi trường nước dừa già

Vi khuẩn G. xylinus khi được bổ sung vào môi trường sẽ sử dụng chất dinh dưỡng trong môi trường nước dừa già để tổng hợp nên cellulose. Giai đoạn đầu, vi khuẩn thích nghi với môi trường, tích lũy dần chất dinh dưỡng và năng lượng chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Những ngày tiếp theo, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng, đi vào giai đoạn phát triển mạnh. G. xylinus bắt đầu sản sinh một lớp màng trên bề mặt môi trường có màu trắng đục, chứa nhiều tạp chất. Lớp màng này dần dần dày lên đến khi môi trường hết chất dinh dưỡng, vi khuẩn ngừng sinh trưởng.

Sau thời gian 7-10 ngày nuôi cấy tĩnh, màng có độ dày 0,5 – 1 cm. Độ dày màng tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy.

Kết quả tạo màng VLC từ vi khuẩn G. xylinus dược thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1. Hình ảnh màng VLC được lên men từ môi trường nước dừa già

3.1.1. Thu màng VLC được lên men trong môi trường nước dừa già

Kết quả thu màng VLC tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già được thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2. Màng VLC thu được có độ dày 0,5cm và 1cm

Từ hình 3.2 ta thấy, màng VLC nuôi cấy trong môi trường nước dừa già có màu trắng ngà, bề mặt trơn, chứa nhiều nước, dẻo dai. Vi khuẩn G. xylinus trong môi trường nuôi cấy sử dụng chất dinh dưỡng có trong màng để sinh trưởng và phát triển liên tục. Chúng sản sinh liên tục các sợi cellulose nổi lên và bám lên bề mặt màng, tạo nên độ dày màng. Do đó, thời gian nuôi cấy càng lâu thì độ dày lớp màng VLC càng lớn, đến khi môi trường hết chất dinh dưỡng, G. xylinus

ngừng sinh trưởng thì độ dày màng mới ngừng tăng.

3.1.2. Đo bề dày của các loại vật liệu VLC

- Độ dày của màng phụ thuộc vào thời gian nuôi cấy vi khuẩn

Gluconacetobacter xylinus.

Hình 3.3. Màng VLC có độ dày 0,5cm (a) và màng VLC có độ dày 1cm (b)

3.1.3. Kết quả trình xử lý VLC trước khi hấp thụ Diclofenac natri

Hình 3.5. Màng VLC tinh khiết có d = 1 cm

Hình 3.6. Màng VLC sau khi ép 50% nước

3.2. Kết quả sự hấp thụ thuốc Diclofenac natri của vật liệu cellulose tạo ratừ Gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già từ Gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già

Sau các khoảng thời gian 30 phút, 1 giờ, 1,5 giờ, 2 giờ lấy dung dịch ra đo quang phổ bằng máy UV - 2450 xác định lượng thuốc hấp thụ vào màng, kết quả đo quang phổ được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Giá trị OD hấp thụ thuốc của màng VLC (n=3) Mật độ quang OD (Abs 283nm)

ĐỘ DÀY MÀNG

0,5 cm

1 cm

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 ta thấy sau 2 giờ lắc màng, giá trị OD thu được gần như không giảm, chứng tỏ lượng thuốc hấp thụ vào màng đã đạt cực đại.

Lấy giá trị đo OD thu được từ bảng 3.1 thay vào phương trình đường chuẩn của Diclofenac natri, ta tìm được nồng độ Diclofenac natri (%) trong dung dịch, lấy C% thay vào công thức (1) ta được khối lượng Diclofenac natri có trong dung dịch (mct). Lấy khối lượng Diclofenac natri có trong dung dịch thay vào công thức

(2)ta được khối lượng Diclofenac natri hấp thụ vào màng VLC (mht), tiếp tục lấy khối lượng Diclofenac natri được hấp thụ vào màng thay vào công thức (3) ta được tỉ lệ thuốc Diclofenac natri hấp thụ vào màng VLC.

Bảng 3.2. Lượng thuốc hấp thụ vào màng VLC (mht) và tỉ lệ hấp thụ thuốc (EE%) với độ dày màng khác nhau tại thời điểm 2 giờ

mht

EE%

Bảng 3.2 cho thấy:

+ Trong cùng điều kiện thì lượng thuốc hấp thụ vào màng có độ dày 0,5cm nhiều hơn so với màng có độ dày 1cm.

+ Trong cùng một độ dày màng thì màng ép 50% nước hấp thụ tốt hơn màng giữ nguyên.

+ Màng 0,5cm ép 50% nước có khả năng hấp thụ thuốc tốt nhất. Tất cả sự sai khác này có nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỉ lệ thuốc hấp thụ vào màng VLC khác nhau với độ dày màng khác nhau trong 2 giờ được trình bày

Hình 3.7 Hình 3.8. K hố i l ư ợ ng th uố c hấ p th ụ (m g)

89.86

E

E

%

Màng giữ nước Màng ép 50% nước

0.5 cm 1 cm

Hình 3.8. Tỉ lệ thuốc hấp thụ trong các độ dày màng khác nhau

Số liệu trong Bảng 3.2 và các Hình 3.7Hình 3.8 cho thấy:

Sau 2 giờ, xét cùng loại màng giữ nước, màng VLC độ dày 0,5cm có hiệu suất hấp thụ 88,4%, trong khi màng VLC độ dày 1cm hiệu suất hấp thụ 88,03%.

Như vậy, màng giữ nguyên độ dày 0,5cm có hiệu suất hấp thụ thuốc Diclofenac natri cao hơn màng cùng loại độ dày 1cm.

Xét cùng loại màng ép 50% nước, màng VLC có độ dày 0,5cm có hiệu suất hấp thụ là 89,86%, và màng VLC độ dày 1cm có hiệu suất hấp thụ 89,37%. Như vậy, ở loại màng ép 50% nước, màng VLC có độ dày 0,5cm vẫn hấp thụ thuốc tốt hơn màng có độ dày 1cm.

Xét trong cùng 1 độ dày màng, ở VLC độ dày 1cm, màng giữ nguyên có khối lượng hấp thụ thuốc là 22,01 mg, trong khi màng ép 50% nước có khối lượng hấp thụ thuốc Diclofenac natri là 22,34 mg. Như vậy trong cùng độ dày 1cm, màng ép 50% nước hấp thụ thuốc tốt hơn màng giữ nguyên.

Tương tự đối với vật liệu VLC có độ dày màng 0,5cm, màng ép 50% nước cũng có khối lượng hấp thụ (22,47 mg) cao hơn màng giữ nước (22,1 mg).

Nhìn vào sơ đồ Hình 3.7Hình 3.8, ta thấy, vật liệu cellulose tạo ra từ

Gluconacetobacter xylinus lên men trong môi trường nước dừa già hấp thụ thuốc Diclofenac natri cao nhất ở màng ép 50% nước độ dày 0,5cm.

Tất cả sự sai khác này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có thể thấy màng giữ nguyên hấp thụ thuốc kém hơn màng ép nước 50% và màng mỏng d=0,5cm hấp thụ thuốc tốt hơn màng dày d=1cm. Điều này có thể giải thích do màng mỏng các sợi cellulose liên kết lỏng lẻo màng có nhiều khoảng trống tạo điều kiện giúp màng hấp thụ thuốc tốt hơn.

Như vậy, so sánh với kết quả của các công trình nghiên cứu tương tự như Nguyễn Thị Hà năm 2017, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Diclofenac của màng celluloso vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già” [10], ta thấy có sự sai lệch nhỏ về số liệu đo OD và tỉ lệ hấp thụ thuốc giữa các loại màng, nhưng kết luận về so sánh khả năng thấm hút nước của các loại màng trùng khớp, màng ép nước 50% độ dày d=0,5cm vẫn có khả năng hấp thụ cao nhất. Sự sai khác này có thể do tôi nghiên cứu loại thuốc khác so với tác giả Nguyễn Thị Hà, sử dụng vi khuẩn lên men màng là Gluconacetobacter xylinus khác với tác giả, hoặc trong quá trình làm thí nghiệm có sự chênh lệch về số liệu thống kê …

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Sau khi hoàn thành xong khóa luận, tôi thu được các kết quả như sau:

- Thu được màng VLC tinh khiết tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus

trong môi trường nước dừa già với độ dày 0,5cm và 1cm. Màng VLC có chất lượng phù hợp với nhu cầu làm thí nghiệm.

- Khả năng hấp thụ thuốc Diclofenac natri của màng VLC trong môi trường nước dừa già đạt cực đại tại 2 giờ.

- Ở cùng một độ dày màng thì màng ép 50% hấp thụ thuốc Diclofenac natri cao hơn màng giữ nguyên.

- Màng VLC ở độ dày 0,5cm, có khả năng hấp thụ thuốc tốt hơn màng VLC có độ dày 1cm trong cùng khoảng thời gian.

- Màng VLC ở độ dày 0,5cm, ép 50% nước có khả năng hấp thụ thuốc tốt

nhất.

4.2. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Diclofenac natri của màng VLC ở môi trường nước dừa già và một số môi trường khác nhằm mở rộng nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo ra màng VLC trên quy mô lớn. - Tiếp tục nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Diclofenac natri của màng VLC ở các điều kiện nhiệt độ, pH khác nhau để tìm ra điều kiện tối ưu cho sự hấp thụ thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

[1]Trường Đại học dược Hà Nội, “Hội nghi khoahọc bộmôn bàochế trường Đạihọc dược Hà Nội”.

[2] Nguyễn Ngọc Mai, “Nghiên cứu khả năng tạ màng VLC từ chủng

Gluconacetobacter dưới tác dụng của tia UV”, Luận văn thạc sĩ Sinh học.

[3] Nguyễn Thúy Hương, Bùi Thị Thanh Hương, “Nghiên cứu điều kiện cố định nấm men Saccharomyces cerevisiae N28 bằng chất mang cellulose vi khuẩn và bước đầu ứng dụng trong lên men rượu vang”, Tạp chí Công nghệ Sinh học 6(3): 383-389, 2008.

[4]Dương Minh Lam, Nguyễn Thị Thủy Vân, Đinh Thị Kim Nhung, “Phân lập, tuyển chọn và định loại chủng vi khuẩn BHN2 sinh màng cellulose”, Tạp chí Sinhhọc, 2013.

[5]Nguyễn Thị Kim Ngoan, “Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới quá trình tạo màng Biocellulose trên môi trường tảo xoắn Sprirulina”, Luận văn thạc sĩSinh học.

[6]Đặng Thị Hồng (2007), “Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Acetobacter xylinum chế tạo màng sinh học (VLC), Luận văn thạc sỹ Sinh học ĐHSP Hà Nội.

[7] Nguyễn Bình (2000), Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[8] Bộ Y tế (2013), Danh mục thuốc tân dược thiết yếu lần thứVI,

[9]Lê Hậu, Hoàng Minh Châu, Lê Quan Nghiệm, Ampol Mitrevej, “Điều chế vi hạt diclofenac phóng thích hoạt chất kéo dài bằng thiết bị tầng sôi”, Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 6 (2002).

[10] Nguyễn Thị Hà, 2017, “Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Diclofenac của màng celluloso vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già

Tài liệu tiếng Anh:

[11] Stanislaw Bielecki, Alina Krystynowies Marianna, Turkiewies, Halina Kalinowska (1981), "Bacterial cellulose", Technical University of Ldz, Stefanowskieg, Poland, 901-924.

[12]Chein Y. W., Cabana B. E., Mares S. E. (1982). “Ocular controlled release drug administration”, Drugs anf the pharmaceutical sciences, Vol.14

[13] Alexander Steinbudel, Sang Ki Rhee, (2005), Polysaccharisders and polyamides in the food industry, www.wiley.vch. Pp. 31-85.

[14]Neelobon S. Jirapora B. Swanncee T.. (2007). “Effect of culture conditions on bacterial cellulose (VLC) production from Acetobacter xylium TISTR976 and physical properties of VLC parchmem paper”, Suranaree J.Scri. Technol. Vol 14

[15] Frateur J. (1950), Essal sur la sysemasique des Acetobacter, La cellule, Vol. 53, pp. 278-389.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hấp thụ thuốc diclofenac natri của vật liệu cellulose tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w