Xác định lượng thuốc Diclofenac giải phóng ra khỏi màng CVK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp diclofenac natri tạo ra từ gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong môi trường chuẩn​ (Trang 27 - 41)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Xác định lượng thuốc Diclofenac giải phóng ra khỏi màng CVK

Sử dụng 4 đệm đã pha ở trên, mỗi bình chứa 900ml đung dịch đệm, sau đó cho các màng sau khi hấp thụ thuốc vào lần lượt các bình. Dùng máy khuấy từ gia nhiệt, tốc độ khuấy 50 vòng/phút, nhiệt độ 37 độ C.

Sau lần lượt các khoảng thời gian 0,5h, 1h, 2h, 4h, 6h, 8h, 1h, 12h, 24h rút mỗi mẫu 5ml ra đo quang phổ, đồng thời bổ sung 5ml dung dịch đệm tương tự.

Hình 3.2. Màng được cho vào dung dịch đệm và dùng máy khuấy từ gia nhiệt

Hình 3.3. Mẫu được rút ra để đo OD sau các khoảng thời gian

Bảng 3.2. Gía trị OD thu được tại các thời điểm khảo sát tiến hành trên màng giữ nguyên với 4 loại môi trường khi giải phóng thuốc Diclofenac

Thời pH gian(h) Độ dày màng (cm) 0,5 2 1 0,5 4,5 1 0,5 6,8 1

7,4

Bảng 3.3. Gía trị OD thu được tại các thời điểm khảo sát tiến hành trên màng ép 50 % với 4 loại môi trường khi giải phóng thuốc Diclofenac.

Thời pH gian (h) Độ dày màng (cm) 0,5 2 1 0,5 4,5 1

0, 6,8 1 0,5 7,4 1

pH= 2 0,5cm pH= 2 1cm pH= 4,5 0,5cm pH=4,5 1cm pH= 6,8 0,5cm pH= 6,8 1cm pH= 7,4 0,5cm pH= 7,4 1cm Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về mật độ quang của lượng thuốc được giải phóng ở 2 loại màng giữ nguyên khác nhau trong 4 môi trường khảo sát.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về mật

loại màng ép 50% khác nhau trong 4 môi trường khảo sát.

Từ các giá trị OD (y) trung bình trong bảng 3.2 và 3.3 của thuốc Diclofenac khi tiến hành giải phóng từ màng CVK – Diclofenac, thay vào phương trình (1) (2) tính được nồng độ Diclofenac tương ứng với từng khoảng thời gian. Thay giá trị nồng độ Diclofenac vừa tính được vào công thức (3) ta xác định được tỉ lệ giải phóng thuốc Diclofenac của màng CVK – Diclofenac trong các độ dày, thời gian và môi trường pH khác nhau như bảng 3.4 và 3.5.

Bảng 3.4: Tỉ lệ giải phóng thuốc (%) của các màng giữ nguyên ở các môi trường pH khác nhau trong các khoảng thời gian khác

nhau (n = 3)

Tỷ lệ giải phóng thuốc theo thời gian Thời pH gian(h) Độ dày màng (cm) 0,5 2 1 0,5 4,5 1 0,5 6,8 1

7,4

Bảng 3.5. Tỉ lệ giải phóng thuốc (%) của các màng ép 50% ở các môi trường pH khác nhau trong các khoảng thời gian khác

nhau (n = 3) Thời pH gian (h) Độ dày màng (cm) 0,5 2 1 0,5 4,5 1

0,5 6,8

1

0,5 7,4

Từ số liệu của bảng 3.4 và 3.5 cho thấy khả năng giải phóng thuốc của mỗi loại màng ở mỗi loại môi trường ở các khoảng thời gian là khác nhau.

Dễ nhận thấy được tỉ lệ giải phóng thuốc có xu hướng tăng dần, theo kết quả thu được thì môi trường đệm pH = 2; 4,5 và 7,4 màng có khả năng giải phóng thuốc không tốt bằng màng ở pH = 6,8.

Ở pH = 2, thuốc Diclofenac giải phóng ra khỏi màng CVK dày 0,5cm đạt lớn nhất ở 24 h, lên tới 17,98% đối với màng không ép, 16,98% đối với màng ép 50% và màng dày 1cm đạt lớn nhất ở 24 h, lên tới 18,33% đối với màng không ép, 17,81% đối với màng ép 50%. Vậy ở pH = 2, màng không ép có tỉ lệ giải phóng cao hơn, thuốc ở màng CVK 1cm giải phóng ra nhiều hơn màng 0,5cm.

Ở pH = 4,5, thuốc Diclofenac giải phóng ra khỏi màng CVK dày 0,5cm đạt lớn nhất ở 24 h, lên tới 17,98% đối với màng không ép, 17,69% đối với màng ép 50% và màng dày 1cm đạt cực đại ở 24 h, đạt 18,81% đối với màng không ép, lên tới 18,64% đối với màng ép 50%. Vậy ở pH = 4,5 màng không ép có tỉ lệ giải phóng cao hơn, CVK 1cm có khả năng giải phóng thuốc tốt hơn màng 0,5cm.

Ở pH = 6,8 tỷ lệ giải phóng thuốc của màng CVK dày 0,5cm đạt lớn nhất ở 24 h, đạt 19,58% đối với màng không ép, 18,02% đối với màng ép 50% và màng dày 1cm đạt cực đại ở 24 h, đạt 19,78% đối với màng không ép, 19,31% đối với màng ép 50%. Vậy ở pH = 6,8 màng không ép có tỉ lệ giải phóng cao hơn, CVK 1cm có khả năng giải phóng thuốc tốt hơn màng 0,5cm.

Tương tự ở pH = 7,4 màng không ép có tỉ lệ giải phóng cao hơn, màng CVK 1cm có khả năng giải phóng thuốc tốt hơn màng 0,5cm.

So sánh các giá trị tỉ lệ trung bình bằng công cụ Data analysis với mức ý nghĩa

α = 0.05, thu được kết quả P < 0.05 có nghĩa là sự sai khác về tỉ lệ giải phóng thuốc sau 24 h của 2 loại màng có ý nghĩa thống kê. Vậy ở pH = 6,8 màng CVK 1cm có khả năng giải phóng thuốc tốt hơn màng CVK 0,5cm. Tại pH = 6,8, tỉ lệ thuốc

Diclofenac giải phóng được từ màng CVK cao nhất.

Nếu không có màng CVK làm hệ thống vận tải thuốc Diclofenac thì thuốc sẽ rất dễ tan trong dạ dày do có môi trường axit do dịch dạ dày tiết ra, thì sinh khả dụng của thuốc Diclofenac trong cơ thể là 50 – 60% và nửa đời thải trừ của thuốc là 3-6 giờ. Như vậy ta dùng màng BC làm hệ thống giải phóng thuốc Diclofenac qua đường uống, giúp thuốc giải phóng kéo dài, tăng hiệu quả sử dụng thuốc.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tôi rút ra được những kết luận sau: Lượng thuốc được giải phóng ra khỏi màng CVK có xu hướng tăng dần và đạt mức tối đa sau 24 giờ.

Trong 4 môi trường pH khảo sát thì ở pH 6,8 thuốc giải phóng ra khỏi màng nhiều nhất.

Ở 2 độ dày màng thì thuốc giải phóng tốt hơn ở 1 cm.

Giữa màng nguyên và màng chuẩn ép 50% thì ta nhận thấy thuốc ở màng nguyên được giải phóng ra nhiều hơn so sới loại màng còn lại.

2. Kiến nghị

Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng động vật. Nghiên cứu những ứng dụng khác của màng CVK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Thị Hồng, Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Acetobacter xylinum chế tạp màng sinh học (BC). Luận văn thạc sỹ Sinh học ĐHSP Hà Nội, 2007.

2. Nguyễn Thị Nguyệt, Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum cho màng Bacterial Cellulose làm mặt nạ dưỡng da. Luận án thạc sỹ Sinh học Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

3. Nguyễn Văn Thanh, Đề tài cấp bộ (2006), “Nghiên cứu chế tạo màng cellulose trị bỏng từ

Acetobacter xylinum”, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đinh Thị Kim Nhung. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Acetobacter vàứng dụng

chúng trong lên men axetic theo phươngpháp chìm.Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, 1996.

5. Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh, Nghiên cứu các đặc tính màng cellulose vi khuẩn từ

Acetobacter xylinum sử dụng làm màng trị bỏng. Tạp chí Dược học số 361/2006, trang 18 - 20.

6. banthuoc.com.vn 7. tailieu.vn 10. www.egiadinh.com 11. medjoint.com.vn 12.https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4 &cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjoudzo8KniAhVLPHAKHVbsC30QFjADeg QIARAB&url=https%3A%2F%2Fhellobacsi.com%2Fthuoc%2Fdiclofenac%2F &usg=AOvVaw0PXJxQE9rqWezepqsWEv7P 29

13. Cao đẳng Dược T Hồ Chí Minh, Tác dụng của thuốc Diclofenac natri (2008).

14. Dược điển Việt Nam (2009), xuất bản lần IV, trang 20 (205)

Tài liệu tiếng Anh

8. Brown. E. Bacterial cellulose. Themoplastic polymer nanocomposites. Master of sience in chemical engineering. Washington state university, 2007.

9. Pinto R.J. et al. (2009), “Antibacterial activity of nanocomposites of silver and bacterial or vegetable cellulosic fibers”, Acta Biomater, 5,2279–2289.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp diclofenac natri tạo ra từ gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong môi trường chuẩn​ (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w