Kết quả nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l ) ở việt nam dựa trên hình thái và phân tử​ (Trang 31 - 37)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài

Phân tích mối quan hệ phát sinh loài bằng dữ liệu phân tử từ các khối dữ liệu đơn như rbcL, matK và trnLF là không rõ ràng và mức ủng hộ thấp hơn so với kết quả từ khôi dữ liệu kết hợp (xem Hình 3.4, 3.5). Do đó chúng tôi sử dụng cây phát sinh loài từ khối dữ liệu kết hợp để trình bày mối quan hệ phát sinh loài của chi Cóc (Spondias) và được thể hiện ở Hình 3.3.

Hình 3.3. Cây phát sinh loài của chi Cóc (Spondias) theo phân tích Maximum Likelihood từ dữ liệu kết hợp. Chỉ số ủng hộ ML và

PP của phân tích BI đƣợc trình bày trên các nhánh. ―–‖ thể hiện chỉ số ủng hộ thấp hơn 50%.

Kết quả phân tích phân tử thể hiện rằng Allospondias (chi Dâu gia xoan) có quan hệ rất gần gũi với Spondias về mặt di truyền (Hình 3.3).

Allospondias được ghi nhận gồm có 02 loài trên thế giới là Allospondias laxiflora A. lakonensis. Tuy nhiên, theo Thực vật chí Trung Quốc, Min và Barfod (2008) ghi nhận Allospondias như tên đồng nghĩa của Spondias với loài

Spondias lakonensis [18]. Kết quả từ dữ liệu phân tử ủng hộ mạnh mẽ

Allospondias là một chi riêng biệt so với Spondias (Hình 3.3).

Pell và cộng sự (2011) cũng đã công nhận Allospondias như một thành viên của họ Xoài Anacardiaceae [21]. Hơn nữa, Allospondias có thể dễ dàng phân biệt với Spondias theo các đặc điểm hình thái như: 11–23 cặp lá chét, thường có lớp lông trên mặt lá và không có gân lá ngoại vi (so với 4–11 cặp lá chét, cả hai mặt của lá nhẵn, không có lông, có gân lá ngoại vi ở Spondias) xem Hình 3.6, 3.7, 3.8); lá đài có nhiều lông tơ (so với, lá đài nhẵn ở Spondias); quả

hạch hình trứng đến tròn đều (so với, quả hạch hình elip ở Spondias). Vì vậy từ các bằng chứng trên, một cập nhật và sắp xếp mới cho Allospondias với

Allospondias lakonensis trong thực vật chi Trung Quốc là cần thiết.

Hình 3.6. Hình thái lá, số lƣợng lá chét của Allospondias

Hình 3.7. Gân ở mép lá của (A) Spondias dulcis và (B) Allospondias

lakonenesis

Hình 3.8. Lông ở bề mặt lá của (A) Spondias dulcis và (B)

Trong ―Danh lục các loài Thực vật Việt Nam‖, Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) đã ghi nhận 03 loài của chi Cóc Spondias ở Việt Nam bao gồm S. Petteloti - loài đặc hữu ở Đồng Mô, tỉnh Lạng Sơn [1]. Tuy nhiên, qua điều tra thực địa tại thị trấn Đồng Mô, cũng như kết quả phân tích dữ liệu phân tử của mẫu Spondias petteloti được thu tại Đồng Mô, Lạng Sơn (kí hiệu Le04) cho thấy rằng, Spondias petteloti có quan hệ gần gũi về mặt di truyền và nằm cùng nhánh với Allospondias và kết quả này được ủng hộ mạnh mẽ bởi dữ liệu phân tử. Phân tích hình thái của chúng tôi cũng thể hiện rằng đặc điểm hình thái của Spondias petteloti là rất tương đồng với Allospondias lakonensis như: gồm 11–23 cặp lá chét, không có gân ở mép lá, hoa được bao bởi bẹ hoa có kích thước 0.5–1 mm, bầu 4 hoặc 5, ống nhụy 1, quả có kích thước 8–10×6–7 mm (Hình 3.6, 3.9). Do đó, từ những bằng chứng trên, một ghi nhận và sắp xếp cho Spondias petteloti

như tên đồng nghĩa của Allospondias lakonensis là rất cần thiết, nghiên cứu này đề xuất rằng Spondias petteloti là một tên đồng nghĩa của Allospondias lakonensis dựa trên cảdữliệu hình thái và phân tử.

Ngoài ra, Pell và cộng sự (2011) đã gợi ý rằng Allospondias laxiflora có thể được ghi nhận như một chi độc lập riêng rẽ dựa trên sự khác biệt như: đầu nhụy chia thành nhánh riêng biệt, hình dạng của đầu nhụy (hình tròn), quả không có ngăn và không có thịt quả ở các khoang hạt [21]. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất các nghiên cứu sử dụng dữ liệu phân tử của Allospondias laxiflora trong tương lại cần được tiến hành để khẳng định ý kiến của Pell và cộng sự (2011).

Spondias được ủng hộ là nhóm đơn phát sinh (monophyletic group), hai nhánh chính được ghi nhận trong Spondias. Nhánh đầu tiên bao gồm các thành viên Cóc Nam Mỹ được ủng hộ (Hình 3.3). Nhánh thứ hai gồm có S. radlkoferi,

S. mombin từ Nam Mỹ cộng với các thành viên Cóc châu Á. Các loài Cóc có ở Việt Nam như S. pinnataS. dulcis không nằm liền nhau trên cây phát sinh loài, nhưng chúng được đặt nằm trong nhánh Cóc châu Á. Ngoài ra, hiện nay một số tài liệu thực vật của Việt Nam vẫn đang sử dụng tên S. cytherea Sonn. công bố năm 1782 như là tên chính thức hay tên hợp pháp, tuy nhiên điều này là không chính xác. Nghiên cứu này mạnh mẽ đề nghị rằng S. dulcis Parkinson công bố năm 1773 là tên hợp pháp cho loài Cóc mà đang được nhắc đến, và ngược lại, S. cytherea Sonn. là một tên đồng nghĩa của S. dulcis Parkinson.

Phạm HH (2003) đã ghi nhận chi Cóc (Spondias) ở Việt Nam bao gồm S. mombin [2]. Tuy nhiên, ông cũng chú ý rằng, ông chưa từng quan sát thấy S. mombin tại Việt Nam. Michell và Daly (2015) đã gợi ý rằng S. mombin là một loài tự nhiên và có nguồn gốc ở Mexico đến nam và đông nam Brazil. Mặc dù hiện nay S. mombin được con người trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới nhưng dựa trên các phân tích phân tử của chúng tôi, S. mombin là một thành viên của Cóc Nam Mỹ và không thuộc vào nhánh Cóc châu Á. Do đó, sự ghi nhận S. mombin tự nhiên ở Việt Nam là không hợp lý và không chính xác. Nghiên cứu này ghi nhận hai loài S. dulcisS. pinnata cho chi Cóc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l ) ở việt nam dựa trên hình thái và phân tử​ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w