0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Mật độ quang của NS khi tiến hành giải phóng thuốc từ các hệ thống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG THUỐC CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE NẠP NEOMYCIN SULFATE TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƯỜNG CHUẨN​ (Trang 36 -36 )

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.1. Mật độ quang của NS khi tiến hành giải phóng thuốc từ các hệ thống

3.3.1. Mật độ quang của NS khi tiến hành giải phóng thuốc từ các hệ thống đã thiết kế thống đã thiết kế

* Pha môi trường đệm ở các pH khác nhau

* Đo mật độ quang của các mẫu rút ra ở các thời điểm

VLC dày 0,3 hoặc 0,5 cm sau khi nạp thuốc xong được cho vào 3 bình chứa 900 ml dung dịch đệm với pH khác nhau. Sau đó đặt các bình lên máy khuấy từ gia nhiệt và rút mẫu ở các thời gian tương ứng.

Hình 3.5. Dùng máy khuấy từ gia nhiệt, tốc độ khuấy 50 vòng/phút, nhiệt độ 37 ± 0,50C

Hình 3.6. Các mẫu đƣợc rút ra để đo quang phổ

Sau khi đo và xử lý số liệu bằng Excel ta được giá trị OD (y) trung bình như Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mật độ quang phổ khi tiến hành giải phóng thuốc từ các hệ thống đã thiết kế (n = 3) Độ dày VLC (cm) 0,3 0,5 0,3 0,5 0,3 0,5 pH pH = 2 pH = 4,5 pH = 6,8

Mật độ quang phổ thuốc giải phóng theo thời gian

0,5 0,0178 ± 0,0012 0,0155 ± 0,0018 0,018 ± 0,001 0,016 ± 0,0021 0,028 ± 0,0014 0,025 ± 0,0014

Từ số liệu trong Bảng 3.3 tôi thu được đồ thị biểu diễn giá trị OD trung bình giải phóng thuốc NS của VLC như sau (Hình 3.8):

Số liệu trong Bảng 3.2 và Hình 3.7 cho thấy giá trị OD trung bình tăng nhanh theo thời gian đến khoảng 8 giờ thì tăng chậm cho đến 24 giờ thì OD ở mức cao nhất. Chứng tỏ rằng tốc độ giải phóng NS của VLC tăng nhanh ở các giờ đầu (chủ yếu trong khoảng 1 - 8 giờ) rồi sau đó tăng chậm cho đến khi đạt cực đại ở 24 giờ.

3.4.2. Tỉ lệ giải phóng NS của VLC ở các hệ thống đã thiết kế

Từ các giá trị OD trung bình trong bảng 3.2 ta tính được tỉ lệ giải phóng NS của VLC. Kết quả như sau (Bảng 3.3):

Bảng 3.3. Tỉ lệ giải phóng thuốc NS từ VLC ở các hệ thống đã thiết kế (n=3) Độ dày VLC pH (cm) 0,3 pH = 2 0,5 0,3 pH = 4,5 0,5 0,3 pH = 6,8

Từ số liệu trong Bảng 3.3 tôi thu được đồ thị biểu diễn tỉ lệ giải phóng thuốc NS của VLC như sau (Hình 3.9):

Hình 3.8. Đồ thị tỉ lệ giải phóng thuốc NS của VLC

Số liệu trong Bảng 3.3 và Hình 3.8 cho thấy: Trong khoảng từ 1 - 8 giờ đầu tỉ lệ giải phóng thuốc tăng nhanh, sau đó tăng chậm cho đến 24 giờ thì đạt cực đại. Và ở môi trường đệm có pH = 6,8 tỷ lệ giải phóng NS của VLC cao hơn pH = 4,5 và pH = 2.

Ở pH = 6,8 ta thu được tỉ lệ giải phóng thuốc đạt cực đại tại 24 giờ: màng dày 0,3 cm là 71,02 ± 0,0091% và màng 0,5 cm là 63,06 ± 0,0056%.

Với pH = 4,5 tỉ lệ giải phóng thuốc đạt cực đại đối với VLC 0,3 cm là 57,94 ± 0,0053%, còn VLC 0,5 cm là 54,11 ± 0,0052% ở 24 giờ thấp hơn tỉ lệ thuốc giải phóng ở môi trường pH = 6,8.

Và thấp nhất là pH = 2, ở 24 giờ tỉ lệ giải phóng cũng đạt cực đại, tuy nhiên, VLC 0,3cm đạt 52,82 ± 0,0024% và VLC 0,5 cm chỉ đạt 45,71 ± 0,0061%.

Khi so sánh các giá trị tỉ lệ trung bình bằng hàm t - Test: Two Sample Asuming Unequal Variance với mức ý nghĩa α = 0,05, tôi đều thu được kết quả p < 0,05 có nghĩa là sự sai khác về tỷ lệ giải phóng thuốc sau 24 giờ của 2 loại màng ở các môi trường pH khác nhau đều có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, VLC giải phóng NS ở pH = 6,8 cao hơn 2 môi trường còn lại và đồng thời ta cũng thấy rằng VLC dày 0,3 cm giải phóng NS tốt hơn so với màng dày 0,5 cm.

Điều này có thể giải thích rằng:

- Thuốc NS hoạt động tối ưu trong điều kiện pH 6 - 8 nên ở các pH khác nhau đó là 2, 4,5 và 6,8 thì tỉ lệ thuốc giải phóng ở môi trường pH = 6,8 sẽ là cao nhất.

- Ở 2 độ dày màng khác nhau là 0,3 cm và 0,5 cm thì do màng 0,3 cm mỏng hơn, đường đi của thuốc ngắn hơn nên trong cùng một khoảng thời gian thì tỉ lệ giải phóng thuốc của màng 0,3 cm sẽ cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả trên, tôi đưa ra một số kết luận như sau:

VLC thu được khi nuôi cấy Gluconacetobacter xylinus trong môi trường chuẩn có độ tinh khiết cao, mềm dẻo, linh hoạt, độ bền cao, khả năng thấm hút và giải phóng tốt.

VLC nạp thuốc Neomycin Sulfate dày 0,3 cm có khả năng giải phóng cao hơn VLC dày 0,5 cm.

Môi trường đệm có pH = 6,8 là môi trường tốt để giải phóng thuốc

Neomycin Sulfate.

2. Kiến nghị

Mở rộng nghiên cứu VLC lên men từ Gluconacetobacter xylinus về khả năng giải phóng trên các loại thuốc khác là cơ sở để mở rộng tiềm năng ứng dụng của VLC, ngoài ra có thể kéo dài thời gian giải phóng từ đó tăng sinh khả dụng của các loại thuốc đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt

[1].Bộ Y tế, “Dược thư quốc gia Việt Nam”, NXB Y học, 2018. [2]. Bộ Y tế (2009), “Dược Điển Việt Nam IV”, NXB Hà Nội, 2009.

[3]. Nguyễn Thúy Hương, Phạm Thành Hổ (2003), “Chọn lọc dòng

Acetobacter xylinum thích hợp cho các loại môi trường dùng trong sản xuất cellulose vi khuẩn với quy mô lớn”, Tạp chí Di truyền học & Ứng

dụng, 3:49-54.

[4]. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, “Phương pháp nghiên cứu sinh lý học

Thực vật”, NXB ĐHQG Hà Nội.

[5].Nguyễn Văn Mùi (2001), “Thực hành Hóa sinh học”, NXB ĐHQG Hà

Nội.

[6]. Nguyễn Thị Nguyệt, “Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum cho

màng Bacterial Cellulose làm mặt nạ dưỡng da”. Luận án thạc sỹ sinh

học ĐHSP Hà Nội, 2008.

[7]. Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thùy Vân, Trần Như Quỳnh (2012), “Nghiên cứu vi khuẩn A. xylinum tạo màng Bacteril Cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50 (4), 453 - 462.

[8]. Nguyễn Văn Thanh (2006), “Nghiên cứu chế tạo màng cellulose trị bỏng

từ Acetobactor xylinum”, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Y tế.

[9]. Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên Trung, Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị Kim Huệ (2018), “Tối ưu hóa hiệu suất nạp thuốc famotidin của vật liệu cellulose vi khuẩn lên men từ dịch trà xanh theo phương pháp đáp ứng bề mặt và mô hình Box-Behnken”, Tạp chí Dược

học (501 - tr3). 2. Tài liệu tiếng Anh

[11]. Blanchard C. et al. (2015), “Neomycin Sulfate Improves the Antimicrobial Activity of Mupirocin-based Antibacterial Ointments”,

Antimicrob Agents Chemother, pii: AAC, 02083 - 15.

[12]. Lina Fu, Yue Zhang, Chao Li, Zhihong Wu, Qi Zhuo, Xia Huang, Guixing Qiu, Ping Zhou and Guang Yang (2012), “Skin tissue

repair materials from bacterial cellulose by a multilayer fermantation method”.

[13]. Lin Huang, Xiuli Chen, Thanh Nguyen Xuan, Huiru Tang, Liming

Zhang (2013), “Yang Nano - cellulose 3D - networks as controlled -

release drug carriers”, 1(23), 2976 - 84.

[14]. Amita H. Patel L. and Riddhi M. Dave (2015), “Formulation

anh evaluation of sustained release in situ ophthalmic gel of neomycin sulphate”, Bulletin of Pharmaceutical Research ;5(1):1-5.

[15]. Muhammad MA. et al. (2014), “A review of bacterial cellulose-based

drug delivery systems: their biochemistry, current approaches and future prospects”, Journal of Pharmacy and Pharmacology, 66, pp. 1047 –

1061.

[16]. Hestrin S., Schramm M. (1954), “Synthesis of cellulose by

Acetobacter

xylinum, 2. Preparation of freeze - dried cells capable of polymerizing glucose to cellulose”, Biochem J. 58 (2): 345 - 352.

[17]. Jong S. C. et al. (2015), “Novel neomycin sulfate-loaded

hydrogel

dressing with enhanced physical dressing properties and wound-curing effect”, Drug Deliv.

[18]. United States Department of Agriculture, Agricultural Research Service, National Nutrient Database for Standard Reference Release 28 “Basic Report: 43406, Yeast extract spread”.

[20]. Pedersoli WM. et al. (1994), “Disposition and

bioavailability of

neomycin in Holstein calves”, J Vet Pharmacol Ther 17 (1), 5 - 11. 3. Tài liệu trên Internet

[21] https://www.rxlist.com/neomycin-sulfate-

drug.htm#medguide

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG THUỐC CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE NẠP NEOMYCIN SULFATE TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƯỜNG CHUẨN​ (Trang 36 -36 )

×