Việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý và đúng quy định pháp luật
Vì theo bản án, vợ chồng ông Miễn, bà Cả đã đem thế chấp cho Quỹ tín dụng quyền sử dụng 20.408 m2 đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân bằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 giữa Quỹ tín dụng (Bên nhận thế chấp) với ông Miễn và bà Cả (Bên thế chấp) và bà Tỉnh - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân (Bên vay vốn). Hợp đồng đã được Ủy ban nhân dân xã Thạnh Phú chứng thực ngày 22/9/2006 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu ngày 25/9/2006. Nên khi Doanh nghiệp tư nhân không trả hoặc trả không đủ thì ông Miễn, bà Cả phải trả thay và nếu ông Miễn, bà Cả không trả nợ hoặc trả không đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
4.5: Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cả được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào ? Vì sao ?
Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cả được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân là bà Đỗ Thị Tỉnh.
Ngày 26/9/2006, Qũy tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai ký Hợp đồng tín dụng số TC066/02/HĐTD cho Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân (bà Đỗ Thị Tỉnh làm Chủ Doanh nghiệp) vay của 900.000.000 đồng; thời hạn vay 12 tháng; lãi suất cho vay là 1,25%/tháng; lãi suất nợ quá hạn là 1,875%/tháng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là quyền sử dụng 20.408 m2 đất do vợ chồng ông Miễn, bà Cả đã đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân. Vì ông Miễn và bà Cả đã đứng ra bảo lãnh cho Chủ Doanh nghiệp tư nhân này, nên phải có trách nhiệm cùng với khoản nợ của Doanh nghiệp.
4.6: Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
“Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung, Bà Nguyễn Thị Mặt và bà Nguyễn Thị Thẳng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000 đồng”.
4.7: Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng giải quyết trên không được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận
Đoạn của quyết định cho thấy: “Tòa án các cấp chưa thu thập xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà mát là chưa chính xác. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hướng dẫn đương sự lựa chọn có thể khởi kiện bà Mát hoặc bà Thắng là không đúng quy định của pháp luật”
4.8: suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thầm liên quan đến vấn đề liên đới trên.
Căn cứ Điều 335 BLDS 2015
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo như quy định trên, vì các bên không có thỏa thuận khác về việc bảo lãnh nên bà Thắng chỉ trả nợ thay cho bà mát khi bà Mát không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc làm không đúng nghĩa vụ.
Tòa giám đốc thẩm cho giải quyết như vậy là hợp lý theo như bản án thì việc các Tòa án ở địa phương chưa thu thập chứng cứ và xác minh rõ ràng về khả năng
nghĩa vụ dân sự của của bà Mát như thế nào nhưng lại buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ cho bà Mát là chưa đảm bảo được quyền lợi cho bà Thắng nên việc Tòa giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc phẩm và yêu cầu xác minh về khả năng trả nợ của bà Mát là hợp lý đảm bảo quyền lợi cho các bên
4.9: phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là khi người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đay gọi là bên nhận bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) không thực hiện đúng nghĩa vụ. đó là khi nghĩa vụ bảo lãnh được phát sinh
Thời điểm thực hiện hiện nghĩa vụ là một thời điểm bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ hết thời hạn mà không thực hiện nghĩa vụ của mình với bên có quyền.
4.10: Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo Điều 361 BLDS 2005 quy định về bảo lãnh thì người bão lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hay là thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ta không thấy có sự khác biệt gì trong quy định về bảo lãnh của BLDS 20155.
4.11: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo Quyết định, Toà án cho rằng cần phải xác định nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện một phần, thì khi đó bà Thắng (bên bảo lãnh) mới phải có trách nhiệm thực hiện thay.
4.12: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết?
Trong Quyết định số 01/2010/DS - GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chị Thảo vay tiền của ông Sang và ông Lộc, bà Phục bảo lãnh khoản tiền vay. Hội đồng thẩm phán quyết định rằng nếu chị Thảo không trả được nợ gốc và lãi thì ông Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay.
Trong Quyết định số 376/2011/DS-GĐT ngày 20/5/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, anh Sơn là chồng chị Phượng, vay tiền và việc vay này được cho là có bảo lãnh của ông Be. Tòa dân sự cũng theo hướng sử dụng thời điểm bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ6.
Trong Quyết định giám đốc thẩm dân sự 83/2011/DS-GĐT ngày 25/01/2011 của Tòa dân sự, Tòa án nhân dân tối cao, Anh Danh vay tiền ông Mười để mua phân bón và thuốc trừ sâu nhưng chưa trả đủ và được ông Đạt (cha vợ của anh Danh) bảo lãnh. Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh Danh, ông Đạt, chị Thảo cùng có trách nhiệm trả nợ; Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông Đạt phải trả nợ thay cho anh Danh. Về phần Tòa giám đốc thẩm xác định quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh Danh, chị Thảo, ông Đạt cùng có trách nhiệm trả nợ và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông Đạt phải trả nợ cho anh Danh cũng đều là chưa có căn cứ vững chắc7.
4.13: Suy nghĩ của anh/chị về quyết định trên của Tòa giám đốc thẩm?
Quyết định của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý theo quy định của pháp luật quy định về trách nhiệm bảo lãnh. Theo Điều 335 BLDS 2015 thì người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm khi người được bảo lãnh đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nói cách khác là người được bảo lãnh không có khả năng chi trả hoặc chỉ chi trả được một phần. Trong trường hợp này thì Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát thì đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự với bà mát là chưa chính xác. Tòa án cấp phúc thẩm tuy hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng lại hướng dẫn đương sự có thể khởi kiện bà Mai hoặc bà Thắng cũng không đúng quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân thành phố
6 http://nhatkihocluat.blogspot.com/2015/01/buoi-thao-luan-thu-4-bao-am-thuc-hien.html, tham khảo ngày 30/9/2019.
7 Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, 2019, tr.282.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai buộc bà Thắng phải thực hiện thay nghĩa vụ của bà Mát cũng là không đúng8.
Do chưa xác định được bà Mát có phải thực sự là không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần nên Quyết định của Tòa giám đốc thẩm là hợp tình hợp lý.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân Sự năm 2015. 2. Bộ luật Dân sự năm 2005.
GIÁO TRÌNH
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.
SÁCH
1. Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (xuất bản lần thứ sáu, có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.
2. Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Sách Tình Huống pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.
3. Viên Thế Giang, Thực trạng pháp luật về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và hướng sửa đổi, Tạp chí Nhà Nước và Pháo Luật số 04 năm 2015
BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH TÒA ÁN
1. Bản án số 208/2010/DS – PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
2. Quyết định số 02/2014/QĐ – UBTP ngày 28/02/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh tiền Giang
3. Bản án số 04/2010/DS – PT ngày 13/01/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Quyết định số 02/KDTM – GĐT ngày 09/01/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Quyết định số 79/2012/DS – GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
6. Quyết định số 02/2013/KDTM – GĐT ngày 08/01/2013 của Hội đông thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
7. Quyết định số 968/2011/DS – GĐT 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
WEBSITE
1. http://nhatkihocluat.blogspot.com/2015/01/buoi-thao-luan-thu-4-bao-am-
thuc-hien.htm
2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-