viên, chúng ta thấy rằng nhân cách chỉ được hình thành và phát triển cùng với quá trình giáo dục và tự giáo dục, quá trình giao tiếp, quá trình hoạt động thực tiễn bộc lộ những "phẩm chất người" của mỗi con người..; trong đó,
giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục triết học Mác - Lênin cho sinh viên là một yếu tố hợp thành quan trọng của nền giáo dục đại học nước ta hướng đến việc xây dựng những thế hệ sinh viên có nhân cách trong sáng, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Cơ sở để khẳng định điều đó là:
Thứ nhất, giáo dục triết học Mác - Lênin trong trường đại học nhằm góp phần hình thành thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam Giáo dục triết học Mác - Lênin trước hết là giáo dục những nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm xây dựng lập trường thế giới quan cho sinh viên. Đó chính là thế giới quan duy vật biện chứng - nền tảng để sinh viên nhận thức và tiếp thu những nguyên lý, quy luật khác. Thế giới quan là toàn bộ hệ thống tri thức, những quan niệm của con người về thế giới và về vị trí của chính con người trong thế giới đó. Là một hệ thống tri thức, quan niệm về thế giới nhưng thế giới quan được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức đặc thù của con người, chứ không phải là phép cộng giản đơn tổng số các tri thức khoa học cụ thể.([2])
Việc giáo dục triết học Mác - Lênin trong các trường đại học có vị trí đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên. Bởi lẽ, triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, nó cung cấp cho con người một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với
phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan Mác - Lênin.
Với tư cách một hệ thống lý luận, một học thuyết, triết học Mác - Lênin đã lý giải một cách khoa học nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Như vậy, triết học Mác - Lênin đóng vai trò là cơ sở lý luận, là "hạt nhân" của thế giới quan. Gọi là "hạt nhân" của thế giới quan, bởi vì ngoài triết học Mác - Lênin, thế giới quan Mác - Lênin còn có các quan điểm về chính trị, kinh tế, đạo đức, luật pháp, thẩm mỹ... Song, tất cả các quan điểm trên đều được xây dựng trên nền tảng khoa học của triết học Mác - Lênin. Quan điểm và niềm tin khoa học của triết học Mác - Lênin đã tạo dựng cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống thế giới quan Mác - Lênin. Triết học đã lý giải về mặt lý luận toàn bộ các dữ kiện của hiện thực khách quan và hoạt động thực tiễn của con người một cách lịch sử - cụ thể và khoa học nhất. Vấn đề cơ bản của triết học, như Ph.Ăngghen đã nói, là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Việc con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không cũng là những vấn đề của thế giới quan. Thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà cốt lõi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng; nó đã, đang và sẽ là một công cụ tư duy quan trọng nhất định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và sinh viên nói riêng trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, xây dựng và phát triển thế giới quan Mác - Lênin chính là nhân tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách sinh viên Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, thế giới quan khoa học không hình thành một cách tự động, tức cứ trang bị tri thức là có thế giới quan; trái lại, đó còn phải là quá trình chuyển tri thức thành niềm tin khoa học trong mỗi sinh viên. Cơ sở để hình thành và phát triển thế giới quan là những nhận thức về tự nhiên và xã hội, là kết quả của quá trình giáo dục và những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn của sinh viên. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển các quan điểm, quan niệm, niềm tin về vai trò và khả năng của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Nói cách khác, tri thức, niềm tin, lý tưởng và tình cảm là những yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan. Trong đó, tri thức tự nó chưa thể trở thành thế giới quan. Nó chỉ gia nhập thế giới quan khi trở thành niềm tin trong mỗi người. Nhờ có niềm tin, tri thức mới trở thành cơ sở cho hành động của mỗi người. Khi biến thành niềm tin, tri thức đóng vai trò động cơ, động lực tinh thần cho hoạt động của con người, giúp con người xác định lý tưởng sống. Đạt đến "độ" này, mỗi sinh viên thể hiện trình độ sâu sắc trong nhận thức và tri thức, hình thành thế giới quan và khi đó, thế giới quan trở thành nhân tố định hướng quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, giáo dục triết học Mác - Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên, xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Cụ thể là, triết học Mác - Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong đó, mọi người đều có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp phần từng bước xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên thông qua việc trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về bản chất và chức năng của nhà nước, về con người và các quan hệ xã hội của con người, về giai cấp, dân tộc, về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội... Đồng thời, từng bước xây dựng cho sinh viên cách nhìn, lối sống cũng như cách vận dụng những định hướng giá trị xã hội đã được nhận thức vào thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, từ tri thức về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp cho sinh viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Hoặc là, khi phân tích kết cấu của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, với tất cả các quy luật tác động và chi phối nó, C.Mác đã kết luận: Sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Chính những kết luận như vậy tự nó đã mang đến cho mỗi sinh viên một niềm tin vào sự phát triển. Từ đó giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực cũng như khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Điều này tạo ra trong mỗi sinh viên thái độ lạc quan cách mạng để vượt qua những thử thách, cam go trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. ở đây, với những tri thức được học, sinh viên sẽ hiểu rằng lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học được xây dựng trên cơ sở kế thừa một cách chọn lọc những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của nhân loại trong lịch sử và được phát triển một cách khoa học lên tầm cao mới, đáp ứng đúng quy luật phát triển của xã hội. Và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn nước ta để xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khi nhận thức rõ vấn đề đó, sinh viên sẽ tự nguyện, tự giác sống theo quan điểm sống của nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa như là một sự thôi thúc nội tâm. Mặt khác, việc giáo dục triết học Mác - Lênin còn giúp sinh viên có năng lực nhận diện rõ và đấu tranh chống lại những quan điểm trái với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, đứng vững trong cuộc đấu tranh phòng chống "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là học thuyết về con người và giải phóng con người. Học thuyết Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng trang bị cho sinh viên một nhân sinh quan khoa học và nhân đạo, chỉ ra mục đích cao cả nhất của cuộc sống là vì con người và vì sự nghiệp giải phóngcon người. Mỗi con người chỉ đạt được lợi ích, nhu cầu cá nhân cao nhất khi nhận thức đúng đắn và tự nguyện, tự giác thực hiện lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc mình. Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, hạnh phúc của mỗi cá nhân chỉ được đảm bảo và thực hiện khi hạnh phúc của toàn thể xã hội được đảm bảo, được thực hiện. Mỗi cá nhân chỉ được giải phóng khi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại được thực hiện. Qua việc thẩm thấu những tri thức này, mỗi sinh viên tự nguyện hướng đến lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người và mọi người vì mình".
Thứ ba, giáo dục triết học Mác - Lênin góp phần xây dựng lý tưởng cộng sản cho các thế hệ sinh viên Việt Nam. Lý tưởng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách sinh viên, vì lý tưởng là mục đích cao nhất,
đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua mọi thách thức đạt đến mục tiêu đề ra. Mục tiêu cao nhất mà lý tưởng cộng sản hướng tới là xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp: Xã hội xã hội chủ nghĩa và sau này là xã hội cộng sản chủ nghĩa. ở đó, con người được tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Sinh viên khi tiếp nhận những tri thức khoa học Mác - Lênin sẽ tìm kiếm được sức mạnh từ chính bản thân tri thức ấy để tự mình vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có hoài bão, sinh viên tất có ý chí thực hiện lý tưởng. Việc thực hiện lý tưởng không phải trừu tượng, xa vời, mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường họ cần xác lập ý chí học tập để sau này góp phần xây dựng Tổ quốc. Đồng thời, họ cần có tinh thần đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận sinh viên sống thiếu trách nhiệm, mất phương hướng, lòng tin, lý tưởng sa đà vào cuộc sống hưởng thụ, thực dụng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình, vô cảm với lợi ích của đồng loại, của dân tộc.
Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của giáo dục triết học Mác - Lênin cũng chính là quá trình hình thành ở họ những phẩm chất cần thiết, thể hiện sự tri thức hóa, sự trưởng thành đến độ nhất định về mặt xã hội, giúp sinh viên nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý tưởng, có ước mơ để học tập, phấn đấu và cống hiến. Trong cuộc sống con người không thể sống mà thiếu lý tưởng phấn đấu. Lý tưởng là sự thôi thúc nội tâm giúp con người hành động để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của cá nhân và xã hội. Vì vậy, giáo dục triết học Mác - Lênin nhằm từng bước xây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó cũng chính là giá trị đạo đức của từng cá nhân sinh
viên mang nhân cách, là mục tiêu phấn đấu của mỗi sinh viên. Đạt đến mục tiêu này, giáo dục triết học Mác - Lênin hoàn toàn khẳng định vai trò quan trọng và quyết định của mình trong cuộc đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện về suy thoái đạo đức, nhân cách của sinh viên trước những tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.
KẾT LUẬN
Will Durant – Nhà triết gia, sử gia đã viết: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu được biết các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và Phương Đông, nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay Châu Á tràn trề một sinh lực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp Châu Âu và chúng ta có thể đoán được rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ XX sẽ là sự xung đột giữa Đông và Tây; vậy thì viết sử mà có óc hẹp hòi theo truyền thống cũ, bắt đầu bằng sử Hy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử Châu Á… thì là thiển cận, thiếu hiểu biết, hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”. Đúng thật vậy, có một thời gian dài, chúng ta chỉ nghiên cứu triết học Phương Tây, chính vì thế chúng ta không nhận thức được những giá trị của triết học Phương Đông. Không thấy được sự khác nhau giữa đặc điểm triết học Phương Đông và Phương Tây.
Ngày nay, các trào lưu triết học Phương Đông vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Phương Đông hiện đại, đặc biệt là Nho giáo và Phật giáo. Các nhà tư tưởng đang tìm mọi cách để khai thác những yếu tố tích cực của triết học Phương Đông, để góp phần tạo nên nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các trào lưu của triết học Phương Tây hiện đại ngày nay phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn khách quan của xã hội tư bản hiện đại. Trong đó chủ nghĩa duy lý là động lực tạo nên nền văn minh hiện đại, còn chủ nghĩa phi duy lý lấy nhân tố con người để “tự cai trị” trong một xã hội ngày càng bị duy lí hoá đe doạ cuộc sống của con người. Hai xu hướng triết học đó lại được tăng cường bởi triết học tôn giáo. Chúng không hoàn toàn đối lập nhau một cách tuyệt đối mà dựa vào nhau, bổ sung cho nhau để
đáp ứng sự tồn tại và phát triển của con người trong thế giới Phương Tây hiện đại. Nhưng trong thực tế, xã hội tư bản hiện đại đã sản sinh ra những cá nhân vị kỷ, tình trạng bạo lực… đe doạ sự bất ổn trong xã hội. Và hiện nay, các nhà tư tưởng Phương Tây đang quay về nghiên cứu Phương Đông để học tập cái hay, cái đẹp của Phương Đông, đúng như dự đoán của sử gia người Pháp Y.Michelet: “Người nào đã từng hành động hoặc ham muốn quá nhiều, hãy uống cạn ly rượu đầy sức sống và tươi trẻ này. Ở Phương Tây cái