FACEBOOK TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Tình hình chung từ đầu năm 2018 đến nay
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Facebook kể từ lúc thông báo có lãi lần đầu tiên năm 2009 đến năm 2017, có thể nhận định Facebook là một “gã khổng lồ”, phát triển không có điểm dừng. Dù có những lúc Facebook gặp khó khăn và bị gây áp lực từ nhiều phía, nhưng trong suốt 9 năm (giai đoạn 2009-2017), chưa năm nào Facebook tăng trưởng âm mà đều đạt con số ấn tượng và cứ năm sau thì cao hơn năm trước, thậm chí là gấp nhiều lần (tổng doanh thu quảng cáo của Facebook năm 2013 là 2 tỷ USD, vượt xa doanh thu 500 triệu USD năm 2012, tăng trưởng 400%).
Tuy nhiên đầu năm 2018, Facebook vướng vào bê bối bảo mật làm lộ dữ liệu khách hàng, khiến cho lợi nhuận công ty này giảm sút. Mặc dù vậy, doanh thu quảng cáo quý 2/2018 đã tăng 42%, số lượng người dùng hằng ngày và hằng tháng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau bê bối, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ tại nước sở tại, cùng với đó là các dự luật về an toàn thông tin được đưa ra. Niềm tin của người dùng dành cho mạng xã hội này sụt giảm khiến cho mã cổ phiếu của công ty lao dốc mạnh, thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Hiện tại là khoảng thời gian rất khó khăn đối với Facebook. Vì chính giám đốc Zuckerberg cũng không biết chính xác bao giờ có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này: Giảng viên: Trần Thị Thanh Huyền
nhưng thực tế, cần cả một khoảng thời gian dài, cần đến vài năm nữa.”
Tất nhiên, không ai biết những gì ông chủ Facebook nói trước công chúng có bao nhiêu phần là sự thật, vì đôi khi những lời nói chỉ để làm giảm áp lực từ công chúng và lấy lại niềm tin từ khách hàng. Chỉ biết rằng, báo cáo doanh thu mới nhất ngày 1/11/2018, lợi nhuận và doanh thu lại tiếp tục tăng trưởng. Đến nỗi mà các chuyên gia hàng đầu cũng phải nhận xét: “Đúng là dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn không thể nào bỏ được Facebook.” Dường như, scandal từng được coi là chấn động hồi đầu năm giờ đây chỉ còn là câu chuyện mờ nhạt trong tiềm thức mỗi người.
2. Cơ hội phát triển
Dự báo của GroupM và Zenith cho thấy, thị phần của ngành quảng cáo trong GDP toàn cầu đang suy giảm. Cũng từ trang này, thị phần của ngành quảng cáo trong GDP toàn cầu sẽ giảm từ 0.7% năm 2017 xuống còn 0.69% năm 2018. Theo GroupM, việc giảm tỉ lệ này cho thấy dòng tiền quảng cáo đang được đổ vào các công ty dữ liệu và công nghệ khi ngành này đang dần dịch chuyển sang digital – kỹ thuật số.
Biểu đồ tăng trưởng chi tiêu quảng cáo toàn cầu theo môi trường quảng cáo giai đoạn 2017 – 2020 (triệu USD). Nguồn: Zenith).
Giảng viên: Trần Thị Thanh Huyền
Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy quảng cáo truyền thống đang mất dần vị thế. Thay vào đó là quảng cáo trên internet. Dẫn đến cầu sẽ tăng mạnh. Mà đối với quảng cáo internet thì Facebook và Google đang chiếm tới 80% thị phần toàn thế giới. Các khách hàng chắc chắn sẽ lựa chọn những ông lớn như hai công ty này để tiến hành quảng cáo. Vì các ông lớn này, đặc biệt là Facebook có sẵn thị trường với hơn 1 tỷ người truy cập mỗi ngày và hơn 2 tỷ người dùng hằng tháng, cùng với đó là các công nghệ và thuật toán hỗ trợ xác định khách hàng mục tiêu.
Có bao giờ bạn quan tâm đến một món hàng nào đó ví dụ như túi xách. Ngay lập tức, trên Facebook của bạn ngày hôm đó hiện ra rất nhiều các cửa hàng túi xách, các mẫu túi xách thỏa sức cho bạn lựa chọn. Đó là vì thuật toán EdgeRank của Facebook, vừa giúp doanh nghiệp tránh lãng phí chi phí quảng cáo với đối tượng không cần thiết, vừa giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm mình có nhu cầu mà không gây sự khó chịu và miễn cưỡng như các quảng cáo truyền thống. Chi phí tối ưu, hiệu quả tối đa, khách hàng có khả năng mua hàng hóa cao. Điều này đáp ứng được kỳ vọng về tính hiệu quả của các doanh nghiệp.
Bản chất của quảng cáo, hay marketing hiện đại chính là “Khoa học và nghệ thuật về khám phá, sáng tạo và truyền tải giá trị để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, tạo ra tương tác với khách hàng mục tiêu nhằm mục đích lợi nhuận.” Yếu tố tương tác với khách hàng được nhấn mạnh hơn so với các định nghĩa trước đây. Về phần này, không ai có thể làm tốt hơn Facebook. Facebook có tất cả các phương tiện từ comment, biểu tượng cảm xúc, chia sẻ, story, livestream, video...để khách hàng và doanh nghiệp có thể tương tác tốt với nhau. Một cuộc khảo sát gần đây, quảng cáo trực tuyến thu hút khách hàng trung bình chỉ 38%, trong khi đó, chỉ số này của Facebook lên đến 89%.
Không chỉ quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, công ty mẹ Facebook còn mua lại ứng dụng Instagtam vào năm 2012 với mức giá 1 tỷ USD. Theo công bố mới đây, giá trị của Instagram đã tăng gấp 100 lần ước tính khoảng 100 tỷ USD, với doanh thu có thể đạt 10 tỷ USD trong năm tới 2019, tương đương 16% doanh thu Facebook. Lượng người dùng Instagram đa phần là người trẻ và có xu hướng “bạo chi” hơn. Điều này khiến tiềm năng quảng cáo trong tương lai của Instagram là rất lớn. Góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng của công ty mẹ Facebook.
Giảng viên: Trần Thị Thanh Huyền
thuế đối với Facebook nhưng nhìn chung, điều này vẫn là rất khó để kiểm soát, ngay cả với các nước phát triển như Đức và nhiều nước châu Âu khác.
Từ số liệu thu thập được về diễn biến cung cầu qua các năm, phân tích nhân tố ảnh hưởng dưới góc nhìn chủ quan, cầu lớn, cung gần như độc quyền (với 80% thị phần thuộc về Facebook và Google), các nhân tố ảnh hướng hầu hết có chiều hướng tích cực, nhóm 5 đưa ra dự báo: Dịch vụ quảng cáo trên Facebook sẽ tăng trưởng nhanh dần đều trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Sách tham khảo I. Sách tham khảo
Sách Tiếng Việt
1. TS Nguyễn Văn Dần, Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2006.
2. TS Tạ Thị Lệ Yên –TS Nguyễn Thị Thu Hà, Giáo trình Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2017.
Sách nước ngoài:
1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2010.
2. Hà Tuấn Anh và những người khác, Digital Marketing Từ chiến lược đến thực thi, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2018.