CTPT: C39H54N10O 14S

Một phần của tài liệu CÁC CHẤT độc tự NHIÊN có NGUỒN gốc THỰC vật (Trang 39 - 41)

Hình 3.6:Công thức cấu tạo Amanitin

Là 1 vòng pedtide gồm 8 aminoacid liên kết với nhau, amanita có cấu trúc không điển hình so với các chuỗi polypeptide khác, đó là do sự phân nhánh của chuỗi acid amin, 2 acid amin bị biến đổi (dihydroxylated tryptophan và sulfinated cysteine) tạo nên sự hình thành của một “vòng lặp” thứ 2 ở bên trong,còn vòng ngoài amanitin được hình thành bằng các liên kết peptide thông thường giữa các amino acid khác.

Cơ chế gây độc: amanitin (Amanitoxin) là loại độc tố có độc tính cao và ổn định, không bị phân hủy bởi nhiệt dưới bất kì hình thức chế biến nào. Nó tấn công sự phân hóa tế bào với tốc độ cao. Trước tiên tấn công đường tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày gây ra các triệu chứng ban đầu–ói mửa, tiêu chảy, đau đớn. Toxin được hấp thu vào máu và đi đến gan, ở đây amanitin tàn phá làm hư hại gan. Khi amanitin đi vào được trong trong gan: Toxin chiếm lĩnh nhân của những tế bào gan làm hư hỏng nhân tế bào và ức chế mRNA polymerase. Độc tố theo vòng tuần hoàn đến thận và tấn công tế bào thận và cũng theo dòng máu đi trở lại gan để tiếp tục sự tàn phá tiếp. Amatoxin (amanitin) ức chế sự tổng hợp mRNA, điều này gây ra cho tế bào ngừng tổng hợp protein vì thiếu mRNA là khuôn mẫu cho sự tổng hợp protein (Ammirati, et al. 81).

Amatoxin là độc tố gây chết người nguy hiểm nhất so với các loại độc tố nấm khác. Liều lượng ngộ độc: amanitoxin là loại độc tố độc nhất. Liều tối thiểu gây chết người là 0,1mg/kg trong khi đó một chiếc mũ của nấm amanita chứa 10-15mg.

Biểu hiện khi nhiễm độc: thời gian ủ bệnh dài: 6–48 giờ, trung bình 6–15 giờ, triệu chứng xảy ra đột ngột: đau bụng, ói vọt, tiêu chảy nước, tiểu ít hoặc không có nước tiểu. 50–90% trường hợp tử vong do hủy hoại nặng nề gan, thận, tim và hệ cơ xương trong vòng 48 giờ (nếu ngộ độc nặng). Thông thường, điển hình ở 6-8 ngày cuối đối với người lớn và 4-6 ngày cuối đối với trẻ em. 2-3 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu ở giai đoạn trễ: vàng da, xanh tím và lạnh da. Tử vong thường đi sau một thời gian hôn mê và co giật. Khả năng hồi phục phải ít nhất 1 tháng để tái tạo lại khối gan đã bị tổn thương. Sinh thiết cho thấy có sự thoái hóa mỡ và hủy hoại mô gan, thận.

Giải độc:

Hồi sức: đảm bảo đường thở, cho thở oxi, đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần.

Bù nước và điện giải tích cực

Sử dụng thuốc Silymarine (legalon): tác dụng bảo vệ gan, ức chế cạnh tranh với amatoxin, ngăn chặn độc tố và gan.

Chống rối loạn đông máu bằng truyền huyết tươi đông lạnh. Chỉ định ghép gan khi bệnh nhân suy gan tối cấp.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi bị ngộ độc. Có thể tiêm Penicillin G liều 500000 UI/kg/ngày hoặc 300mg/kg/ngày trong vòng 3 ngày.

Một phần của tài liệu CÁC CHẤT độc tự NHIÊN có NGUỒN gốc THỰC vật (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)