Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học thông qua dạy học các học phần về phương pháp dạy học toán (tt) (Trang 25 - 26)

3.4.2.1. Phân tích chất lượng SV trước khi tiến hành thực nghiệm

Trước khi tiến hành TN, chúng tôi cho SV các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra và bảng khảo sát mức độ kĩ năng SNT để chọn mẫu sao cho đảm bảo trình độ nhận thức và mức độ kĩ năng SNT của SV hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau. Kết quả thu được được xử lý, phân tích bằng biểu đồ tần số, tần suất và phương pháp kiểm định giá trị trung bình cho thấy trình độ nhận thức và mức độ kĩ năng SNT của hai lớp ĐC và TN ở cả hai đợt là tương đương nhau.

3.4.2.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm

a) Đánh giá hiệu quả tiếp cận tri thức lý thuyết môn học của SV

Để đánh giá hiệu quả tiếp thu tri thức lý thuyết của SV sau khi các học phần PPDH Toán ở Tiểu học 1 và 2 trong dạy TN, chúng tôi đã tổ chức cho SV các nhóm ĐC và TN ở cả hai đợt làm bài kiểm tra tự luận (Phụ lục 9). Kết quả thu được được xử lí, phân tích bằng biểu đồ tần số, tần suất và phương pháp kiểm định giá trị trung bình cho thấy ở cả hai đợt hiệu quả tiếp cận tri thức lý thuyết môn học của SV lớp TN cao hơn lớp ĐC.

b) Đánh giá kĩ năng SNT

Để đánh giá kĩ năng SNT của SV, sau khi học xong mỗi môn TN, chúng tôi tiếp tục tổ chức cho SV các lớp ĐC và TN ở cả hai đợt tự đánh giá bằng bảng khảo sát mức độ kĩ năng SNT (Phụ lục 1). Kết quả thu được được xử lý, phân tích bằng biểu đồ tần số, tần suất và phương pháp kiểm định giá trị trung bình cho thấy ở cả hai đợt mức độ kĩ năng SNT của SV lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Nhận xét:

Sau TN, bằng phương pháp thống kê toán học và kiểm định giả thiết, có thể thấy, điểm trung bình của bài kiểm tra NT và kĩ năng SNT của SV lớp TN đều cao hơn lớp ĐC. Điều này bước đầu khẳng định TN có ý nghĩa, quy trình và các hoạt động được thiết kế theo mô hình MOATMS

trong luận án có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng NT và kĩ năng SNT cho SV.

3.4.2.3. Phân tích hệ số tương quan Pearson (r) của kết quả kiểm tra nhận thức và kết quả khảo sát kĩ năng siêu nhận thức

Ngoài ra, để kiểm tra mối quan hệ giữa kết quả kiểm tra NT và kết quả khảo sát kĩ năng SNT, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan Pearson giữa kết quả kiểm tra NT và kết quả khảo sát kĩ năng SNT của các nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm bằng phần mềm SPSS 22.0 (Phụ lục 11). Các giá trị r đều nằm trong khoảng (0.7; 0.79) thể hiện mức tương quan lớn. Từ kết quả kiểm định trên có thể khẳng định kĩ năng SNT có mối liên quan tương quan thuận rất chặt chẽ với khả năng NT của người học. Nếu kĩ năng SNT được chú trọng rèn luyện và phát triển thì kết quả học tập cũng tăng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học thông qua dạy học các học phần về phương pháp dạy học toán (tt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)