Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tác giả đề xuất bổ sung một số một số nội dung khen thưởng như sau:

+ Thưởng hoàn thành kế hoạch + Thưởng tay nghề giỏi

+ Thưởng tiết kiệm

+ “ Thưởng nóng” cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuần, trong tháng

3.2.2.2. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp a. Hoàn thiện công tác đào tạo

- Nghiên cứu hoàn thiện công tác đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo

- Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo - Lựa chọn hình thức đào tạo

- Đánh giá hiệu quả và đề bạt sau đào tạo

b. Tạo điều kiện thăng tiến hợp lý

Lãnh đạo Công ty cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ lãnh đạo nguồn cụ thể. Nếu các quản lý cấp cao xét thấy một cá nhân nào có khả năng đảm nhiệm một vị trí quản lý thì có thể đề xuất với ban lãnh đạo Công ty về việc bổ nhiệm vị trí quản lý trong tương lai, đồng thời thông báo đến cá nhân đó về kế hoạch bổ nhiệm để người đó biết và có hướng phấn đấu, họ sẽ phải có tầm quan sát công việc rộng hơn so với vị trí công việc đang làm và phải nắm rõ hơn công tác ở vị trí mới. Cá nhân này có một khoảng thời gian để tìm hiểu công việc, cũng chính trong khoảng thời gian này, lãnh đạo Công ty sẽ có thể đánh giá thực chất hơn năng lực cán bộ. Đến thời hạn cần bổ nhiệm, nếu xét thấy cá nhân trên thực sự có khả năng đứng vào đội ngũ quản lý, BLĐ Công ty sẽ chính thức tạo cơ hội thăng tiến cho họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc nghiên cứu chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty, đồng thời dựa trên những đánh giá về thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Công ty ở chương 2, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất thêm các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ bao gồm hoàn thiện các mối quan hệ trong công ty, hoàn thiện công tác tiền lương thuộc nhóm các yếu tố duy trì, hoàn thiện hơn việc ghi nhận kết quả làm việc của người lao động và hoàn thiện công tác đào tạo, tăng thêm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp thuộc nhóm các yếu tố thúc đẩy.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực tiễn công tác tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại Vinatex Đà Nẵng, tác giả nhận thấy:

Công ty đã quan tâm đến việc sử dụng các công cụ để tạo động lực thúc đẩy người lao động và đã có những thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập và hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc thực thi chiến lược và mục tiêu của Công ty. T ác giả đã nghiên cứu để phát huy những giải pháp hiện có và đề ra những giải pháp mới nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động. Có thể kết luận như sau:

-Các giải pháp tạo động lực thúc đẩy đã phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty. Cần hướng mục tiêu tạo động lực thúc đẩy người lao động theo mục tiêu phát triển của tổ chức. Nguồn gốc tạo nên sự khác biệt của mỗi tổ chức là đội ngũ nhân viên của chính tổ chức đó. Để đảm bảo cho Công ty phát triển bền vững, ổn định thì cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác tạo động lực thúc đẩy người lao động để từ đó có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với định hướng của Công ty.

- Với những bài học rút ra từ thực tiễn hoạt động của Vinatex Đà Nẵng, tác giả hy vọng có thể giúp ích được phần nào trong việc phát huy hơn nữa các công cụ nhằm nâng cao động lực thúc đẩy người lao động. Mục đích chính là giúp Công ty thu hút và giữ chân người tài, khuyến khích họ là việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w