CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp (Lê Thu Thủy) (Trang 31 - 33)

Hệ số beta trong mô hình CAPM thể hiện rủi ro nào sau đây của cổ phiếu?

A. Rủi ro riêng biệt, hay rủi ro phi hệ thống. B. Rủi ro thị trường, hay rủi ro hệ thống.

C. Rủi ro toàn bộ (bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro riêng biệt). D. Rủi ro tài chính.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Rủi ro thị trường, hay rủi ro hệ thống.

Giải thích: Hệ số bêta của một chứng khoán là hệ số đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán đó đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. Do đó, beta cho ta biết khuynh hướng và mức độ biến động của một chứng khoán nào đó đối với sự biến

động của thị trường. Nếu chứng khoán có beta bằng 1, có nghĩa là giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Nếu chứng khoán có beta nhỏ hơn 1, có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và nếu beta lớn hơn 1 thì giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường. Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1,2; điều đó có nghĩa là giá chứng khoán có biên độ

dao động nhiều hơn thị trường 20%.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Khi xác định chi phí của các nguồn vốn trong hoạt động tài trợ của doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp là một yếu tố cần thiết để xác định chi phi vốn của nguồn vốn nào sau đây?

A. Cổ phiếu thường mới. B. Lợi nhuận không chia. C. Nợ vay.

D. Cổ phiếu ưu tiên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Nợ vay

Giải thích: Chi phí lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, vì vậy chi phí nợ của doanh nghiệp là chi phí nợ vay đã điều chỉnh thuế, được tính bằng kd ×

(1 - T) với kd là chi phí nợ vay trước thuế và T là thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN không ảnh hưởng đến việc xác định chi phí các nguồn vốn khác

v1.0015105205

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp (Lê Thu Thủy) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)