Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 27 - 32)

dụ 5.7: Lãi ròng ước tính của ABC năm 2008 là 13.780 triệu đồng. Tỉ lệ thanh toán cổ tức là 45% tổng lãi ròng.

Tìm điểm gãy của ABC khi công ty sử dụng hết số lợi nhuận để lại và phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng vốn.

Trong khế ước vay vốn ngân hàng của ABC quy định: Hạn mức lãi suất vay 10% chỉ ứng với số tiền vay dưới 9000 triệu đồng, vượt quá mức ấy, lãi suất vay sẽ là 12%. Hãy tính điểm gãy tại mức thay đổi lãi suất?

Xác định giá trị điểm gãy của ABC khi công ty sử dụng hết số lợi nhuận để lại và phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng vốn

Lợi nhuận giữ lại: 13.780 × 55% = 7.579 triệu đồng. BPE= 7.579/53% = 14.300 triệu đồng.

5.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

dụ 5.8: Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn được xem là tối ưu như sau:

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, công ty dự kiến huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu như trên và có khả năng huy động các nguồn vốn với chi phí sử dụng như sau:

• Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng là 13,4%.

• Nếu phát hành thêm cổ phiếu phổ thông để huy động vốn thì chi phí sử dụng là 14%. • Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi, chi phí sử dụng vốn là 10,3%.

• Nếu vay vốn từ 900 triệu đồng trở xuống thì lãi suất là 10%/năm và nếu vốn vay trên 900 triệu thì lãi suất áp dụng cho phần tiền vay gia tăng này là 13%/năm. Lãi vay phải trả một lần vào cuối năm, vốn gốc trả vào thời điểm cuối của năm cuối cùng.

• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

Nguồn vốn Tỉ trọng nguồn vốn

1. Vốn vay 45%

2. Cổ phần ưu đãi 2%

3. Vốn chủ sở hữu 53%

5.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

• Xác định giá trị điểm gãy của công ty khi sử dụng hết số lợi nhuận để lại và phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng vốn:

BPE= 768,5/53% = 1.450 triệu đồng

• Xác định giá trị điểm gãy của công ty tại mức thay đổi lãi suất từ 10% lên 13%: BPD= 900/45% = 2.000 triệu đồng

• Xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:

 Với mức lãi vay là 10%, rd= 10% × (1-20%) = 8%

5.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

• Xác định chi phí sử dụng vốn của khoảng vốn huy động từ 0 đến điểm gãy thứ nhất và từ điểm gãy thứ nhất đến điểm gãy thứ hai và các khoảng vốn kế tiếp:

Tổng nguồn vốn

mới huy động Nguồn tài trợ

Tỉ trọng (%) Chi phí sử dụng vốn (%) Chi phí sử dụng vốn tính theo kết cấu (%) Chi phí sử dụng vốn bình quân Từ 0 đến 1450 triệu đồng Vốn vay 45 8,0 3,6 WACC1 = 10,908%

Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206

Lợi nhuận giữ lại 53 13,4 7,102

Trên 1450 đến 2000 triệu đồng

Vốn vay 45 8,0 3,6

WACC1 = 11,226%

Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206

Vốn cổ phiếu thường mới 53 14 7,42 Trên 2000

triệu đồng

Vốn vay 45 10,4 4,68

WACC1 = 12,306%

Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206

5.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

 WACC của mỗi đồng vốn huy động thêm trong khoảng từ 0 đến 1450 triệu đồng là 10,908%.

 WACC của mỗi đồng vốn huy động thêm trong khoảng từ trên 1450 triệu đồng đến 2000 là 11,226%.

 WACC của mỗi đồng vốn huy động thêm khi qui mô vốn trên 2000 triệu đồng là 12,306%.

Điều đó có nghĩa là chi phí cận biên của mỗi đồng vốn mới mà công ty huy động tăng thêm vào đầu tư trong khoảng vốn từ 0 đồng đến 1.450 triệu đồng là 10,908%. Khi quy mô vốn huy động vượt trên 1.450 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng thì chi phí cận biên của mỗi đồng vốn mới huy động tăng thêm sẽ tăng lên ở mức 11,226%. Trên mức 2.000 triệu đồng, thì chi phí sử dụng vốn bình quân của mỗi đồng vốn mới tăng thêm là 12,306%.

5.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên (tiếp theo)

Công ty có 3 khoảng vốn huy động và tương ứng với mỗi khoảng thì chi phí sử dụng vốn bình quân là khác nhau. Chi phí sử dụng vốn % 12 11 10 Điểm gãy BPE WACC2 = 11,226% WACC3 = 12,306% Điểm gãy BPD

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)