Gồm 3 bước:
1. Phân tích vấn đề chính sách
- Nhận thức vấn đề: đánh giá triệu chứng, xác định nguyên nhân, mô hình hóa vấn đề
- Lựa chọn và giải thích các mục tiêu, hạn chế chính sách 2. Phân tích giải pháp chính sách
- lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
- xác định phương pháp phân tích để lựa chọn phương án chính sách tối ưu - xây dựng các phương án chính sách
- lựa chọn phương án chính sách tối ưu qua việc đánh giá so sánh các phương án chính sách trên cơ sở những chỉ tiêu đánh giá
- đưa ra lời khuyên về hành động chính sách 3. Phân tích hành động chính sách
- phân tích các hình thức tổ chức được xây dựng để đưa chính sách vào thực tế
- phân tích tình hình chỉ đạo thực thi chính sách
Câu 8: phân tích nội dung và yêu cầu đánh giá cs kt- xh Yêu cầu:
Thu thập thông tin về thực hiện
CS
Đánh giá việc
1. Tính khách quan:
Để đảm bảo tính hiện thực cũng như hiệu lực và hiệu quả làm việc, các chính sách kt-xh phải tuân thủ đòi hỏi các quy luật khách quan. Đòi hỏi các chính sách phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững vàng, bởi những con người có năng lực và hết lòng vì sự nghiệp của đất nước.
2. Tính chính trị
Các chính sách kt- xh của nhà nước được đề ra và thực hiện căn cứ vào đường lối chính trị, chủ trương và những định hướng chính sách của Đảng.
3. Tính đồng bộ và hệ thống
Các hiện tượng và quá trình kt-xh ko tồn tại biệt lập mà luôn liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó các chính sách kt-xh cần được xây dựng đồng bộ để đảm bảo cho cơ chế quản lý có thể vận hành trôi chảy và có hiệu quả nhằm khai thác, phát huy mọi tiềm năng đang bị kìm hãm trong xã hội.
4. Tính thực tiễn
Để có thể xây dựng được các chính sách khoa học khả thi, chúng ta cần học tập kinh nghiệm từ bên ngoài, coi trọng việc sử dụng những giá trị chung mà công cuộc phát triển nền kt thị trường ở các quốc gia đã khẳng định; song điều đó hoàn toàn ko có nghĩa là sao chép bê nguyên kinh nghiệm của nước ngoài. Trong quá trình hoạch định các chính sách vừa phải chú ý khai thác triệt để các ưu thế thuộc giá trị chung của nền kt thị trường, vừa phải coi trọng phát huy tính tích cực thuộc các yếu tố đặc thù của đất nước.
5. Tính hiệu quả kinh tế- xã hội
Trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách cần phải vận dụng luật bù trừ để tính toán ko chỉ có lợi thế so sánh mà cả chi phí cơ hội. chú trọng phân tích các mqh ngược, tính toán đầy đủ các hậu quả xã hội do thực thi của chính sách, nhờ đó có thể đáp ứng được hiệu quả kt lẫn hiệu quả xã hội.
Nội dung:
Nhận thức vấn đề( đánh giá triệu chứng, xác định nguyên nhân, mô hình hóa) rồi lựa chọn và giải thích các mục tiêu và hạn chế chính sách( tính ko rõ ràng, sự khác nhau giữa mục tiêu và phương thức thực hiện).
2. Pt giải pháp chính sách a. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
- Số lượng đc hạn chế ở mức tối thiểu
- Thể hiện được khả năng thực hiện mục tiêu
- Phản ánh đc mức độ tác động của những ảnh hưởng quan trọng đến chính sách
- Lượng hóa các chi tiêu b. Xđ phương án chính sách - Ko tìm giải pháp hoàn hảo
- Ko chấp nhận giải pháp theo cảm tính - Ko xd chính sách vạn năng
c. Xđ phương án phân tích để lựa chọn phương án chính sách tối ưu - Pt lợi ích- chi phí tr thống
- Pt định tính- lợi ích chi phí - Pt lợi ích- chi phí sửa đổi - Pt hiệu quả- chi phí - Pt đa mục tiêu
d. Lựa chọn phương án chính sách tối ưu - Dự báo các ảnh hưởng của cs
- Đánh giá các ảnh hưởng
- Ss các phương pháp thông qua hệ thống chỉ tiêu e. Đưa ra kiến nghị chính sách
- Trực tiếp suy ra từ việc đánh giá và lựa chọn các phương án chính sách - Tóm tắt ngắn gọn ưu và nhược điểm của kiến nghị chính sách
- Đưa ra tập hợp những hành động mà người sử dụng kết quả phân tích chính sách sẽ phải thực hiện.
3. Phân tích hđ chính sách
a. Pt các hình thức tổ chức được xd để đưa cs vào thực tế
- Pt cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu nguồn lực=> đưa ra kiến nghị đổi mới b. Pt tình hình chỉ đạo thực thi chính sách
- Pt đánh giá tình hình chỉ đạo thực thi cs=> đưa ra kiến nghị điều chỉnh và đổi mới hoạt động của các kênh truyền tải
- Pt đánh giá hđ của hệ thống kiểm tra=> có được đầy đủ thông tin liên hệ ngược về quá trình thực hiện chính sách.
Câu 9: Phân tích những nội dung cơ bản của chính sách tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Liên hệ vấn đề này với thực tiễn Việt Nam.
Chính sách tăng trưởng kinh tế
+ Chính sách tăng trưởng nhanh là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc hình thức, công cụ và giải pháp mà nhà nước sử dụng nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế của các quốc gia trong 1 giai đoạn nhất định. Theo chính sách tăng trưởng nhanh, chính phủ tập trung chủ yếu vào các chính sách hay biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hay nói chính sách nhất là thực hiện bằng mọi giá để có được tốc độ nhanh mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề như bình đẳng xh , công bằng xh , nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao.
+ chính sách tăng trưởng nhấn mạnh đến bình đẳng và công bằng xã hội là tổng thể xác quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ, và giải pháp mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được sự bình đẳng và công bằng xã hội từ sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong 1 giai đoạn nhất định. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, vùng, các tầng lớp dân cư sẽ được thực hiện thông qua các chính sách cụ thể của nhà nước
+ chính sách phát triển toàn diện là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà nhà nước sử dụng nhằm thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng về kinh tế đi đôi với giải quyết và cải thiện các vấn đề xã hội, môi trường của quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Theo mô hình chính sách này, chính phủ các quốc gia 1 mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giàu, phát triển kinh tê tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực, mặt khác đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế là bộ phận trong chính sách kt-xh. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chính sách cơ cấu ngành kinh tế, chính sách cơ cấu thành phần kinh tế, chính sách cơ cấu cùng lãnh thổ.
+Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
chính sách cơ cấu ngành kinh tế bao gồm 1 hệ thống các nguyện tắc, quan điểm, chính sách , công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng đẻ điều chỉnh các hoạt động sản xuất giữa các ngành và nội bộ ngành trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng chiến lược phát triển ngành trong từng thời kỳ nhất định. Trong mỗi giai đoạn phát triển, các nước vận dụng 1 loại hình chiến lược phát triển ngành, kèm theo đó là 1 loại hình chính sách khác. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế thường được biểu hiện dưới các hình thức/ mô hình chuyển dịch: nông nghiệp, nông nghiệp- công nghiệp, công nghiệp- nông nghiệp- thương mại, dịch vụ,công nghiệp- thương mại dịch vụ.
Trong chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, nhà nước sử dụng nhiều công cụ và giải pháp khác nahu nhằm khuyến khích hoặc hạn chế phát triển các ngành trong nền kinh tế theo định hướng chiến lược đã định.các công cụ thường bao gồm: công cụ tài chính( vốn, thuế, giá , tín dụng, lợi nhuận..), công cụ phi tài chính, chính sách đầu tưu trong nước và quốc tế
+ chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là tổng thể các hình thức , nguyên tắc, chính sách công cụ và giải pháp mà nhà nước sư dụng nhằm thực hiện định hướng chiến lược( đường lối) về phát triển thành phần kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu thành phần kinh tế trong nền KTQD. Thông thường, cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm : kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Vì vậy chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
được chia thành:chính sách đối với thành phần kinh tế nhà nước, chính sách đối với kinh tế tập thể, chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân, chính sách đối với thành phần kinh tế hỗn hợp
Để khuyến khích hoặc hạn ché các thành phần kinh tế, nhà nước sử dụng nhiều công cụ và giải pháp khác nhau. Các công cụ này bao gồm: công cụ pháp lý, công cụ hành chính và công cụ hỗ trợ phát triển.
+ chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và gairi pháp mà nhà nước áp dụng nhằm khai thác 1 cách có hiệu quả nhất tiềm năng kinh tế của mỗi vùng và tạo ra hiệu quả KT-XH của toàn bộ nền KTQD lớn nhất trong các giai đoạn lịch sử phát triển đất nước.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ gồm các bộ phận: chính sách phát triển với vùng kinh tế dô thị, chính sách phát triển vùng đồng bằng, chính sách phát triển vùng núi, vùng sâu, vùng xa, chính sách phát triển kinh tế trọng điểm.
Để phát triển kinh tế theo định hướng chiến lược, nhà nức có thể sử dụng các công cụ, giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xh( GTVT, thông tin liên lạc giáo dục-đào tạo...), công cụ giải pháp thuộc chính sách tài chính( vốn , thuế..), công cụ và giải pháp thuộc chính sách tiền tệ- tín dụng( tín dụng ưu đãi, ngoại tệ...),công cụ và giải pháp thuộc chính sách đầu tư trong nước và quốc tế, công cụ và chính sách của nhà nước nhằm giải quyết vấn đề thị trường và DV đầu ra, công cụ và gairi pháp trong lĩnh vực quy hoạch, chương trình và dự án
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ không chỉ giải quyết vấn đề tăng trưởng nà còn giải quyết những vấn đề phát triển, góp phần giải quyết các vấn đề kt-xh và môi trường của từng vùng và tòn bộ lãnh thổ của đất nước, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững
Trải qua hơn 30 năm cải cách và đổi mới, kinh tế của Việt Nam tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành khá tích cực, nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp và chậm cải thiện. Tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng chậm lại, trong khi tăng trưởng nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào vốn, đóng góp của tổng năng suất các nhân tố (TFP) còn thấp lại thiếu ổn định; Việt Nam vẫn là nền kinh tế chuyển đổi và cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý.
Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được.
Như vậy, Việt Nam đã có 3 năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Câu 10: Phân tích vị trí, vai trò của chính sách việc làm.
Vị trí, vai trò của chính sách việc làm:
Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ, nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó.
Chính sách việc làm là một trong chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Thông qua tạo thêm việc làm và đảm bảo việc làm cho người lao động, chính sách việc làm có mục tiêu xã hội là nâng cao phúc lợi cho người dân, thực hiên công bằng xã hội, đảm bảo cho người dân hòa nhập xã hội, giảm dần sự tách biệt xã hội. Chính sách việc làm ở nước ta thờ gian qua đã từng bước thực hiện được được mục tiêu đó, tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Vai trò của chính sách việc làm:
- Chính sách việc làm tác động đến một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội.
- Phát triển nguồn lực ngang tầm với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập là yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng sự tăng trưởng kinh tế.
- Tạo sự ổn định xã hội bởi thất nghiệp tăng sẽ làm nảy sinh tệ nạn xã hội, gây bất ổn về chính trị; thất nghiệp đồng hành với đói nghèo.
- Giảm gánh nặng đối với các chính sách về bảo trợ xã hội ( trợ cấp thất nghiệp …), an ninh xã hội …