THÀNH TỰU, THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU docx (Trang 36 - 41)

V.1 Thành tựu

Ở Việt Nam , từ năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 sản phẩm các lọai, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép đăng ký. Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có 300 lọai thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại , góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

* Một số sản phẩm tiêu biểu:

- Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss Thuringiensis var. ) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis) đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm Bt nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đối với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các lọai sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc ...

Các mẫu sản xuất thuốc trừ sâu Bt trên thi trường

Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng ( Đại học Cần Thơ ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học BiobacBiosar có khả năng phòng

trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ôn) do nấm Pyricularia gây ra.

- Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với họat chất Abamectin được phân lập từ quá trình lên men nấm

Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các lọai sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn. Ngòai ra cũng trong nhóm này Vivadamy, Vanicide, Vali… có họat chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men

Streptomyces hygroscopius var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có

nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải….

Các chế phẩm từ nhóm nấm còn có nấm đối kháng Trichoderma vừa có tác dụng đề kháng một số nấm bệnh gây hại trên bộ rễ cây trồng như: bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmirova gây ra. Hay bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm bệnh gây ra: Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii.

- Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliaeBeauveria bassiana là sản phẩm của đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện: Ometar - Metarhizium anisopliae (nấm xanh); Biovip = Beauveria bassiana (nấm trắng).

- Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus ( NPV ). Đây là lọai virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho …

Việc nghiên cứu các loại solex làm chất mang (carrier) đi từ các vật liệu hydrogel, đất nhân tạo ... đã giúp cho việc sản xuất thuốc được thuận tiện và giá thành thấp.

Kế thừa những kết quả ấy và một số nghiên cứu mới, trong năm qua, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Trung tâm nông lâm ngư Trường đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh được phép sản xuất thử thuốc Composita, cộng hợp tác dụng của virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh và cả synomone, để trừ sâu kháng thuốc, kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở trong phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử nên giá thành còn cao. Ví dụ như giá thành sản xuất số lượng EPN dùng cho 1 ha ở Việt Nam là 100 USD, trong khi đó ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Canada chỉ khoảng 50 USD. Khả năng bảo quản các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học không cao nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.

Thuốc trừ sâu vi sinh chỉ mới được đưa vào nước ta đầu những năm 1970 với số lượng rất ít. Nếu tình hình về doanh số chế phẩm sinh học phòng dịch trên thế giới chưa vượt quá 1% doanh số thuốc phòng dịch thì ở nước ta tỷ lệ đó còn thấp hơn nhiều.

Nhiều nghiên cứu trong nước về các tác nhân sinh học phòng trừ sâu hại đã có những thành tựu, song việc triển khai ra sản xuất lại rất chậm chạp. Hiện nay, có nhiều nơi đang sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh, chủ yếu là B.T., với quy mô thí điểm. Một vài nơi đã sản xuất thuốc virus N.P.V, như Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố. Còn lại, các tác nhân trừ sâu từ vi khuẩn thuộc giống Serratia, các vi nấm, các virus C.P.V, G.V, trùng bào tử Nosema, tuyến trùng

Stelnennema ... rất có hiệu quả, nhưng chưa được quan tâm.

Ta có thể tóm lược một số những khó khăn trong việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu

- Về công việc nghiên cứu triển khai:

Chúng ta còn rất thiếu điều kiện, phương tiện để nghiên cứu; ít người đi sâu vào lĩnh vực này, họa chăng chỉ đi theo hướng chuyển một số gen đã được ly trích sẵn vào một vài loại cây trồng để trừ sâu hại. Hiển nhiên là nhà nước đưa công nghệ sinh học vào các chương trình rất lớn cũng nhằm phát triển nông nghiệp đang lạc hậu. Song đằng sau các chủ trương ấy là "khó khăn" về tài chính, dẫn đến các hệ quả nêu trên.

- Công nghệ vi sinh của chúng ta hết sức lạc hậu:

Chỉ mới có một nhà máy liên doanh với Đồng Lô (Trung Quốc) làm thuốc trừ bệnh Validamycine; một nhà máy liên doanh với Nga làm được thuốc nước và

dịch tễ mới có được một vài xưởng sản xuất vaccin vi khuẩn đồng bộ nhờ viện trợ. Vả lại, quy mô cũng nhỏ, không thể xem như kiểu mẫu để sản xuất thuốc phòng dịch.

- Những trở ngại về công tác giống:

Chỉ nói riêng ở Mỹ, Pháp thì nhà nước đầu tư cho họ nhiều trung tâm chọn tạo, giữ giống. Riêng B.T. có hàng ngàn chủng giống cho từng kiểu huyết thanh học. Hệ thống giống quốc gia của họ rất tốt, từ khâu kiểm định, tàng trữ cho đến nghiên cứu phát triển, thu thập lai tạo ... cho phù hợp với công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến và đáp ứng nhu cầu hiệu quả của người sử dụng. Còn chúng ta thì mới sơ khai, còn lâu mới có hệ thống ấy.

- Hệ thống phân phối sản phẩm:

Nếu đi liền với việc dùng các chế phẩm sinh học là hàng loạt các chương trình nghiên cứu khác như bảo vệ môi sinh, phát triển nông nghiệp sinh thái hướng đến các sản phẩm sạch ... thì các sản phẩm sinh học mới phát huy hiệu quả cao. Đằng này, chúng ta liên tục quảng bá thuốc hóa học trên mọi phương tiện, du nhập qua mọi con đường với các biện pháp cấm hoặc hạn chế sử dụng ít hiệu quả, thì các chế phẩm sinh học không có môi trường để chen chân.

Người sử dụng:

Có lẽ đây là yếu tố quan trọng nhất vì phần lớn thuốc sinh học tác dụng chậm, dùng phòng có hiệu quả hơn dùng để trừ, mà kiến thức của nông dân về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống còn hết sức thấp.

Người nông dân mong muốn có hiệu quả tức thời để giảm mức thiệt hại cho mùa màng và cách sử dụng phải thuận tiện, có khi tùy tiện, không cần hiểu biết nhiều.

Trong lúc đó, chế phẩm sinh học thường có tính đặc hiệu, phối hợp, tác dụng chậm và chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh nắng, lượng nước

điều kiện lạnh, khô...

Ở đây có vấn đề là phải bán thuốc ra với giá rẻ để nông dân thích dùng và hình thành thói quen sử dụng, bớt dần lượng thuốc hóa học và được lợi về nhiều mặt.

VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

VI.1 Kết luận

Trong đời sống thường ngày, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của vi sinh vật ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí, trong cơ thể sinh vật... Chúng là những sinh vật nhỏ bé nhưng tồn tại trong những môi trường kh ác nhau. . Tuy nhiên, việc hiểu rõ đặc tính và bản chất của vi sinh vật, cũng như các hoạt động trao đổi chất của chúng là cả một quá trình nghiên cứu và thí nghiệm lâu dài. Ngày nay với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc đối với các loại vi sinh vật, chúng ngày càng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Và qua bài “ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu ”chúng ta đã biết đến một vai trò quan trọng của vi sinh vật là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người. Ngoài ra vi sinh v ật còn có nhiều ứng dụng trong các ngành chế biến thực phẩm khác :sản xuất bia, rượu,… Hiện nay thì ứng dụng của vi sinh vật mà được con người khai thác nhiều đó là dùng để sử lý nước thải, chất thải với hiệu quả sử lý ngày càng cao. Vì vậy việc quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về vi sinh vật sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về chúng và ngày càng khai thác được nhiều ứng dụng của chúng trong cuộc sống

VI.2 Kiến nghị

Nghiên cứu tìm ra phương hướng mới cho sự ph át triển của nền công nghiệp sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học nhằm hạ giá thành sản phẩm, dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học.

Cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu nông nghiệp trên cơ sở an toàn, chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường mà giá thành lại rẻ

Khuyến khích người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học bằng cách : đưa các cán bộ kỹ thuật về từng địa phương để hướng dẫn cho người nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các loại sản phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học, thường xuyên đưa ra các hội thảo để có thể giới thiệu những sản phẩm mới tới tay người dân,… Nghiên cứu mở rộng tìm hiểu về các chủng vi sinh có ích trong nông

nghiệp,chú trọng công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học để có thể đi sâu nghiên cứu lĩnh vực trên.

Ngoài việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, để phát huy tối đa hiệu quả của công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp như sử dụng giống chống chịu với sâu bệnh , thâm canh cây trồng,vệ sinh đồng ruộng, bố trí theo vụ thích hợp, sử dụng liều lượng thuốc thích hợp,v.v… hạn chế mức thấp nhất sự tàn phá của sâu bệnh.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU docx (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w