Các nét nối cơ bản (viết liền mạch) *Các nét nối của chữ thường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 (Trang 27 - 31)

*Các nét nối của chữ thường

- Trường hợp 1: Trong khi viết nối các con chữ có những trường hợp điểm dừng bút của chữ trước trùng với điểm dừng bút của chữ tiếp theo, ta chỉ cần đưa bút lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải liền mạch, viết xong chữ rồi đánh dấu chữ, dấu thanh.

Ví dụ: am, in, ui, ai, tư

Kiên trì rèn luyện

Với trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nối hai nét móc ở hai chữ cái, cần điều tiết về độ doãng (khoảng cách giữa hai chữ cái) sao cho vừa phải, hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ; Ví dụ an, ai....khoảng cách giữa a và n hơi hẹp lại, bằng khoảng cách giữa a và i(ai), tránh cách xa quá. - Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) của chữ cái sau

Ví dụ : em, cư, ơn, on

Với trường hợp này giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho không gần quá hay xa quá khi viết nét nối giũa chữ cái e- n, c-

ư, hoặc chuyển hướng ngòi bút ở cuối chữ o tạo thêm nét xoắn, kéo dài nét

xoắn nối vào nét móc của chữ n sao cho hình dạng hai chữ cái vẫn rõ ràng, khoảng cách hợp lí.

- Trường hợp 3: Nét móc( hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau

Ví dụ: ác, họ, gà, yêu

Đây là trường hợp nối chữ tương đối khó, vừa đòi hòi kĩ thuật lia bút, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách sao cho vừa phải hợp lý.

Học sinh có thể được làm quen từ lớp 1 nhưng chưa đòi hỏi phải đạt các yêu cầu đầy đủ. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định điểm dừng bút ở chữ cái trước để lia bút viết tiếp chữ cái sau sao cho liền mạch, tạo 1 khối 2 chữ cái đó là kéo dài nét móc của con chữ a, g, h, đến đường kẻ ngang 1 là điểm đặt bút của chữ o rồi viết tiếp tục chữ o bình thường. Điều chỉnh phần cuối nét móc của

chữ cái trước hơi doãng rộng 1 chút để khi viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải (không gần quá).

Ví dụ: ao- hướng dẫn học sinh điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái a để khi viết tiếp chữ cái o sẽ có khoảng cách giữa a và o không gần quá (bằng khoảng cách giữa a và i).

Trường hợp 4: nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: Ξ, Ο, Ρ

Đây là trường hợp nối chữ khó nhất, vừa đòi hỏi các kĩ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách hợp lý trên cơ sở thói quen và kĩ năng viết khá thành thạo. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh rê bút từ điểm cuối của chữ o tạo 1 nét xoắn chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét đầu của đầu chữ cái o không to quá (oe).

Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a (hoặc c) để thành oa (óc) sao cho khoảng cách giữa o và a (c) hợp lí không gần quá hoặc xa quá. Tất cả các trường hợp nối với chữ cờ từ điểm dừng bút của chữ đứng trước để phải lia bút đến điểm bắt đầu của chữ c.

Lia bút từ điểm cuối của chữ cái x (hoặc e) để viết tiếp o, cần ước lượng khoảng cách giữa hai chữ cái vừa phải (không gần quá)...

*Nét nối của chữ hoa sang chữ thường.

Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu...), giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết (bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lý) giữa chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng. Cụ thể:

- 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Y- kiểu 1; A, M, N, Q- kiểu hai có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần tạo sự liên kết bằng cách thực hiện việc nối nét

Ví dụ: An Khê, Gia Lai, Nghệ An, Zuảng Winh

- 17 chữ cái viết hoa: B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, L, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X- kiểu 1; V- kiểu 2 có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp. Khi viết cần căn cứ vào trường hợp cụ thể để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước, hoặc để khoảng cách ngắn (bằng ½ khoảng cách giữa 2 chữ cái viết thường) giữa chữ cái viết thường với chữ cái viết hoa

Ví dụ: Bà Trưng, Phan BĖ Châu

Giáo viên cần chú ý cho học sinh thêm 1 số trường hợp sau

- Các chữ cái viết thường có nét 1 là nét hất như chữ i, u, ư, hoặc nét móc như chữ m,n; nét khuyết xuôi như chữ h thường liên kết với 1 số chữ cái viết hoa nói trên bằng cách viết chạm đầu nét hất (nét móc, nét khuyết xuôi) vào nét chữ cái viết hoa.

- Các chữ cái viết thường có nét 1 là nét cong như chữ a, ă, â, e, ê, g, o, ô, ơ; hoặc nét thắt như chữ r thường liên kết với các chữ cái viết hoa nói trên bằng một khoảng cách ngắn.

- Trong thực thế viết chữ, khi gặp các chữ cái viết hoa không có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, ta có thể tạo thêm nét phụ (nét hất) để lấp khoảng cách, liên kết chữ và tạo đà lia bút ( ví dụ:bằng), hoặc điều chỉnh nét cơ bản của chữ cái sao cho phù hợp với sự liên kết và thực hiện được việc nối chữ (ví dụ: trường điều chỉnh nét thằng xiên ở chữ cái r).

- Khi viết ứng dụng để thực hiện yêu cầu nối chữ và bảo đảm tốc độ viết nhanh, ta thường viết liền mạch. Viết liền mạch là viết tất cả các đường cơ bản của chữ cái trong 1chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh) theo trình tự: dấu phụ trước (từ trái sang phải), dấu thanh sau.

Ví dụ: Viết vần uông ta viết liền mạch các chữ cái u-o-n-g, sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên o để thành uông.

-uong-uông

- Viết chữ ghi tiếng ruộng: viết liền mạch các chữ cái thành ruong, sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên o và dấu nặng (dấu thanh) dưới ô để thành ruộng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w