Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức: như nhổ tóc bạc cho ông bà, đọc báo cho ông bà nghe ..
D. HIỆU QUẢ.
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì nghiên cứu biền bỉ và áp dụng tất cả biện pháp nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát qua gia đình và những lớp mà tôi đã đảm nhiệm như sau:
* Kết quả từ phụ huynh:
- Phụ huynh đã cho giáo viên biết một số thông tin: “ Con tôi dạo này cháu biết giúp đỡ bố mẹ rất nhiều công việc như : quét nhà, lúc mẹ nấu cơm biết giúp mẹ nhặt rau”. Có phụ huynh thì bảo: “ Con tôi đã biết quan tâm, hỏi thăm bố mẹ khi bố mẹ đi làm về muộn hoặc khi ốm đau”. Còn một số phụ huynh nói: “ Dạo này, cháu thường biết giúp bố mẹ tưới cây, cho các con vật nuôi trong nhà ăn…” * Kết quả thực tế trên lớp học.
Năm Tổng số học
sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành
2010- 2011 33 23 = 69,7% 10 = 30,3%
2012- 2013 41 38 = 93% 4 = 7%
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học hiện nay là nổ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo. Hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tiến trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn của các thành phần người với vai trò, vị trí, ý thức lương tâm, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội. Thì việc giáo dục đạo đức, phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Để học sinh có những thới quen tốt và những hành vi đẹp thì người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên không phảỉ chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần cho các em cả lúc các em có niềm vui lẫn nỗi buồn.
- Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể (Đoàn, Đội), phụ huynh và xã hội để động viên và giáo dục các em kịp thời.
- Luôn luôn động viên khen thưởng để cũng cố lòng tin cho các em.
Chính vì vây, giáo viên và người lớn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh phải nhận thức được rõ ràng mọi hành động đâu là xấu để tránh, đâu là tốt để noi theo.
Giáo dục đạo đức là một hoạt động góp phần quan trọng lớn trong sự nghiệp trồng người của mỗi thầy cô giáo. Qua nhiều năm công tác bản thân tôi tự nhận thấy, không phải chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy nghề mà phải hết sức chú ý đến việc dạy các em làm người. Sinh thời Bác Hồ đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết dạy:
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động đoàn thể, giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức để từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục đạo đức cho các em một cách hợp lý. - Đối với giáo viên: Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Luôn lấy nhũng câu chuyện, tấm gương gần gũi với học sinh hoặc của chính gia đình học sinh, giúp bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động với các em.
- Đối với gia đình: Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để có biện pháp giáo dục đạo đức cho con em mình, không quá nuông chiều, không làm thay, làm hộ các em những việc vừa sức với lứa tuổi. Tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách toàn diện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giáo dục Tiểu học 2 – GS.TS. Đặng Vũ Hạt; TS.Nguyễn Hữu Hợp – NXB Đại học Sư phạm.
2. Bộ sách Đạo đức lớp 3.
3. Chuyên đề giáo dục Tiểu học- Vụ giáo dục tiểu học- 2004/.
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục- NXB Giáo dục.