KẾT LUẬN
Trên phương diện lý luận, đề tài đã phân tích rõ sự cần thiết của công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Tuyên Hóa, nhất là trong điều kiện cải cách quản lý tài chính công đang được đẩy mạnh. Trong đó, đề tài cũng đã tập trung vào nội dung quản lý thu NSNN, các yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản
lý thu NSNN qua KBNN.
Trên phương diện thực tiễn, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Tuyên Hóa, thấy được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Từ đó, đề tài nêu quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý thu NSNN qua KBNN Tuyên Hóa; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Tuyên Hóa; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN Tuyên Hóa để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trong các giai đoạn tiếp theo.
Công tác quản lý thu NSNN qua KBNN là một quá trình phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều cơ quan và của đối tượng nộp thuế. Do đó, các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần có sự bổ sung, sửa đổi từ các văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, việc vận dụng các giải pháp cho hoạt động này tại các cơ sở khác nhau sẽ có những cách khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu riêng. Đặc biệt, đã trình bày tương đối rõ nét về một số giải pháp đổi mới, có gắn liền với những định hướng cải cách, đổi mới trong cơ chế cải cách quản lý tài chính công mà Việt Nam đang nghiên cứu, thực hiện, theo hướng hiện đại, tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp cận với những nguyên lý quản lý tài chính, kế toán công trên thế giới.